(ĐSPL) - Tính đến thời điểm này, số học sinh mắc bệnh quai bị phải nghỉ học tại trường tiểu học Tân Xuân, Hóc Môn đã lên tới 25 em, tăng 9 trường hợp so với ngày 12/12.
Theo VnExpress, ban giám hiệu nhà trường cho biết sáng 28/11 nhiều học sinh đồng loạt nghỉ học không lý do. Hôm sau các em vẫn chưa đến lớp, nhà trường chủ động liên lạc thì được phụ huynh của 11 học sinh thông báo trẻ mắc bệnh quai bị. Đến ngày 29/11 thêm một học sinh lớp 3 có biểu hiện sốt, mệt, được chăm sóc y tế và về nhà.
Ngày 1/12 trường ghi nhận thêm 4 bé mắc quai bị, gồm 2 trẻ phát hiện tại nhà và 2 trẻ phát hiện bệnh ở trường. Trường đã phối hợp cùng y tế địa phương phun hóa chất khử khuẩn, tuyên truyền biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Trường có 1.654 học sinh, trong đó 1.295 em học bán trú.
Ảnh Dân Trí. |
Thông tin thêm, Thanh Niên cho biết, theo thông tin từ ông Ngô Đức Hoàng, phụ trách y tế trường Tiểu học Tân Xuân, nhiều khả năng nhóm học sinh mắc quai bị là do chưa được chích ngừa.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cũng cảnh báo cuối năm là thời điểm mùa dịch của bệnh quai bị. Bệnh có thể mắc ở người lớn lẫn trẻ em, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Người bệnh có các triệu chứng sưng ở vùng quai hàm như mang cái bị nên gọi là quai bị. Bên cạnh đó, bệnh nhân kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.
Thông tin mới nhất trên báo Dân Trí cho hay, báo cáo từ BS Phạm Thanh Nam, Trưởng trạm Y tế xã Xuân Thới Đông cho thấy, số học sinh mắc bệnh tiếp tục gia tăng. Nếu ngày 12/12 mới chỉ có 16 em thì sang ngày 13/12 qua khảo sát, điều tra dịch tễ từ những học sinh không đến lớp ngày đầu tuần, trạm y tế đã xác định thêm 9 trường hợp khác mắc quai bị.
Trước tình hình trên BS Nguyễn Thế Hùng, khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố đề nghị nhà trường tăng cường các biện pháp theo dõi sát sức khỏe của từng học sinh. Nếu phát hiện trẻ bị sốt, đau hàm, nhà trường cần thực hiện các biện pháp cách ly, phối hợp với trạm y tế thăm khám cho các cháu.
Bên cạnh đó, trạm y tế và nhà trường cần tăng cường tuyên truyền học sinh rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; khử khuẩn hàng ngày tại các lớp có ca bệnh, giặt sạch và phơi nắng chăn màn của các lớp học bán trú, vệ sinh ăn uống, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng, nơi sinh hoạt hàng ngày của học sinh, bếp ăn tập thể bằng nước sạch và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường (Javel).
Quai bị là tên thường gọi của căn bệnh viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trong tiết trời lạnh, khắc nghiệt của mùa đông. Nếu không kiêng khem kĩ sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng đáng tiếc về sau Nguyên nhân Thời tiết ẩm ướt, chuyển lạnh thường dễ sản sinh ra các virus mang mầm bệnh, gặp điều kiên thích hợp thường tấn công vào cơ thể gây ra bệnh. Nó thường xuất hiện ở những nơi tụ tập đông người: bệnh viện, trường học, khu dân cư… cũng giống như cảm cúm, bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, giao tiếp giữa người với người. Biểu hiện Bệnh thường không biểu hiện ngay, thường có thời gian ủ bệnh từ khoảng 2-3 tuần. Ban đầu virus phát triển ở niêm mạc bên phía trong miệng, ăn sâu vào hồng cầu, gây viêm tuyến mang tai và các cơ quan. Khi bị mắc bệnh trẻ thường có dấu hiệu sốt cao (39>40 độ), mệt mỏi, biếng ăn, nhức đầu và đau họng, cơ miệng. Trong số các bệnh thường gặp mùa đông ở trẻ em, quai bị là bệnh khá nguy hiểm, khi phát hiện, cần điều trị bệnh sớm, nếu không có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng: viêm màng não, viêm não…. |
Tổng hợp