+Aa-
    Zalo

    Tăng cường ứng phó dịch bệnh sốt xuất huyết và virus Zika tại TPHCM

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhằm kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết và virus Zika, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch ứng phó dịch bệnh trên toàn địa bàn thành phố.

    (ĐSPL) - Nhằm kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết và virus Zika, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch ứng phó dịch bệnh trên toàn địa bàn thành phố.

    Ngày 5/4/2016, Bộ Y tế đã công bố 2 trường hợp bị nhiễm bệnh do virus zika, 1 trường hợp ở TPHCM và 1 ở tỉnh Khánh Hòa. Đến này đã có tổng công 7 tỉnh thành báo cáo có ca nhiễm bệnh do virus Zika. Với việc phát hiện trường hợp trẻ nhỏ đầu tiên ở Đắk Lắk chứng đầu nhỏ do Zika gây ra, Bộ Y Tế tiếp tục khẳng định virus Zika đã lưu hành tại Việt Nam.

    Theo báo cáo của TP HCM, tính đến 3/11/2016 đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm virus Zika tại 11 Quận, huyện trên địa bàn Thành phố, trong đó có 3 bệnh nhân nữ mang thai. Ngay từ sau khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ từ hệ thống giám sát, ngành y tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch khẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế.

    Bên cạnh đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại thành phố từ nhiều năm qua, với số ca nhập viện lên đến 10 nghìn trường hợp mỗi năm, và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có diễn tiến theo mùa, từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, với đỉnh dịch vào tháng 12 hàng năm. 

    Kế hoạch phòng chống dịch bệnh của UBND TP HCM.

    UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch phòng chống Ứng phó dịch sốt xuất huyết và Zika:

    Thành lập ban chỉ đạo, phòng chống dịch sốt xuất huyết và Zika. Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, sẵn sàng đáp ứng điều trị, xử lý ổ dịch từ các địa phương.

    Nghiêm túc thực hiện việc thông tin, báo cáo tình hình diễn biến dịch bệnh, Sở Y tế báo cáo thường xuyên cho UBND TP và Bộ Y tế để kịp thời chỉ đạo công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh.

    Ban hành các chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh phù hợp với diễn biến dịch bệnh thành phố.

    Trong kế hoạch cũng nêu rõ UBND TPHCM giao cho Sở Y tế, Sở TNMT, Sở Thông Tin Truyền Thông hoàn thành những công tác cần thực hiện theo đúng chuyên ngành.

    Tính đến cuối tháng 10 năm 2016, trên thế giới đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika. Dịch lưu hành và lan rộng ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Các quốc gia gần Việt Nam như: Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia cũng ghi nhận ca bệnh Zika. Đặc biệt gần đây số ca mắc tăng nhanh tại Singapore: 400 ca, Thái Lan: 200 ca (nguồn viện Pasteur TP HCM).

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm,

    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

    2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

    3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

    4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

    5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

    6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

    7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Quang Hưng

    Clip đang được xem nhiều:

    [mecloud]ZtSSqYX5Qd[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-cuong-ung-pho-dich-benh-sot-xuat-huyet-va-virus-zika-tai-tphcm-a169726.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan