+Aa-
    Zalo

    TP.HCM: Đặt mục tiêu xây dựng 4.500 phòng học trong giai đoạn 2023-2025

    (ĐS&PL) - TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành xây mới 4.500 phòng học trong giai đoạn 2023 - 2025.

    Tiền Phong đưa tin, trao đổi tại hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2023 của ngành giáo dục đào tạo TP mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết TP đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp trong giai đoạn 2023 - 2025, để đáp ứng với số lượng học sinh tăng thêm mỗi năm trên địa bàn TP.

    Được biết, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là vấn đề lâu dài và đã được đầu tư từ nhiều năm trước. Cụ thể, trước đây có quyết định số 02 năm 2023 của UBND TP về quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020. Kết quả quy hoạch phải có 2000 hecta đất cho giáo dục.

    Tuy nhiên, hiện nay sau khi tổng kết quyết định 02, mới chỉ có hơn 1000 hecta đất dành cho giáo dục đã thực hiện được, chỉ đạt hơn 50% so với chỉ tiêu đề ra.

    tp hcm da co quyet dinh dau tu xay dung 4 500 phong hoc den nam 20252png
    Ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM. Ảnh: Tiền Phong.

    Cũng theo ông Hiếu, trong những năm qua, nguồn quy hoạch đất dành cho giáo dục hết sức khó khăn. Đất sạch ít, bên cạnh đó vùng ven tốc độ tăng dân cư rất nhanh như huyện Bình chánh có một số xã dân số lên đến hơn 160.000 dân, phá vỡ quy hoạch về dân cư và trường học.

    "Chỉ đạo của TP là xây dựng 4.500 - 5.000 phòng học đến năm 2025, đây là một con số rất lớn. Trước năm 2019, còn nhiều đất sạch, nhiều công trình đã sẵn sàng để đầu tư xây dựng trường học.

    Nhưng giai đoạn tới khó khăn hơn. Từ nay đến 2025, đề án xây trường với 3.000 phòng học từ ngân sách đầu tư công của TP. Thực hiện xã hội hoá, mời gọi các nhà đầu tư thêm 1.500 phòng học. TP cùng với Sở ngành và các quận huyện sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt được con số này", theo VTVnews.

    Năm học 2023 - 2024, theo báo cáo của Sở GD&ĐT, TP dự kiến sẽ đưa vào sử dụng 48 dự án với 672 phòng học mới (trong đó: số phòng học tăng thêm là 371 phòng).

    Đưa vào sử dụng ngày 5/9/2023 là 27 dự án với 441 phòng học mới. Trong đó, số phòng học mới lần lượt ở các cấp học mầm non với 68 phòng học; tiểu học với 197 phòng học; THCS với 88 phòng học; các cấp học khác với 88 phòng học.

    Dự kiến 21 dự án với 231 phòng học sẽ đưa vào sử dụng từ sau ngày 5/9/2023 đến hết tháng 12/2023.

    Được biết, trước đây, ngày 24/8, ông Lê Hoài Nam - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng từng thông tin về việc TP.HCM đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp trong giai đoạn 2023 - 2025.

    Dự kiến năm học 2024 - 2025, TP.HCM sẽ hoàn thành 71 trường học mới, với 1.469 phòng học xây mới. Trong đó, số phòng học tăng thêm là 1.013 phòng so với năm học trước đó. 

    Trong năm học 2025 - 2026, TP.HCM tiếp tục hoàn thiện 47 trường học mới, đưa vào sử dụng 1.134 phòng học mới, tăng thêm 772 phòng so với năm học 2024 - 2025.

    Tính đến năm 2022, toàn TP.HCM hiện có 51.156 phòng học ở các bậc học mầm non, phổ thông. Theo ước tính của các địa phương, đến năm 2025, TP.HCM có khoảng hơn 1,9 triệu học sinh ở các bậc mầm non, phổ thông. 

    Số trường học được xây mới với 4.500 số phòng học tăng thêm đến năm 2025 sẽ đảm bảo được nhu cầu học tập của học sinh trên toàn thành phố, đặc biệt ở các địa bàn có tốc độ đô thị hoá nhanh như quận 12, Bình Tân, Tân Bình, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi và TP.Thủ Đức… Đồng thời đây cũng là nỗ lực để TP.HCM giữ vững chất lượng giáo dục đào tạo, tăng tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, giảm sĩ số học sinh/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để thầy cô thực hiện đổi mới giáo dục…”, ông Lê Hoài Nam nhận định, Báo Phụ nữ TP.HCM thông tin.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tphcm-dat-muc-tieu-xay-dung-4500-phong-hoc-trong-giai-doan-2023-2025-a589405.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan