+Aa-
    Zalo

    Top 5 bài thuốc quý trị cảm cho bà bầu khi chớm hắt hơi, sổ mũi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Cảm lạnh “ghé thăm” khi mang thai luôn làm các mẹ bầu lo lắng, bất an và mệt mỏi trong người. Việc trị cảm ra sao để không ảnh hưởng đến em bé trong bụng là thắc

    (ĐS&PL) Cảm lạnh “ghé thăm” khi mang thai luôn làm các mẹ bầu lo lắng, bất an và mệt mỏi trong người. Việc trị cảm ra sao để không ảnh hưởng đến em bé trong bụng là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ… Dưới đây là gợi ý cho mẹ bầu bài thuốc trị cảm nhanh chóng bằng thuốc dân gian để cả mẹ và bé yêu khỏe mạnh suốt 9 tháng thai kỳ.

    Cảnh giác với các triệu chứng khi bầu bị cảm

    Giai đoạn mang bầu dễ khiến các mẹ bầu bị cảm do hệ miễn dịch suy giảm. Điều chỉnh này của cơ thể để thích ứng với sự thay đổi và bảo vệ thai nhi trong bụng. Mẹ bầu bị cảm sẽ khiến thai nhi có nguy cơ phải đối diện với hàng loạt nguy hiểm trong những tháng đầu như các dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non…

    me bau thuong bi nhuc dau khi cam

    Nhức đầu là một biểu hiện của cảm

    Bà bầu bị cảm đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nhiều bà bầu lại hay nhầm lẫn cảm lạnh thông thường với các bệnh cúm mùa nguy hiểm. Để phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm thường dựa trên triệu chứng:

    Cảm lạnh: Bà bầu bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể kèm thêm viêm họng, đau đầu, nhức mỏi cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh thường nhẹ và triệu chứng sẽ cải thiện sau 7-10 ngày.

    Cảm cúm: Bà bầu bị cảm cúm sẽ có triệu chứng tương tự như cảm lạnh nhưng mức độ nặng, kéo dài và kèm theo sốt cao, ho khan, ớn lạnh, ăn không ngon miệng. Bà bầu thường đau đầu và đau cơ nghiêm trọng, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần, nếu chăm sóc không tốt thì bệnh sẽ nặng, nguy hiểm hơn nhiều so với cảm lạnh. Cách tốt nhất là mẹ bầu hãy phòng cúm để không bị mắc bệnh này.

    Thời gian dễ mắc cúm thay đổi tuỳ mùa, tuy nhiên, CDC – Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên nên tiêm phòng vào tháng 10 hàng năm, đây là thời gian hiệu quả nhất để phòng cúm trước khi hoạt động của dịch bệnh tăng lên. Nếu không may mắc cúm, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Vậy với bệnh cảm lạnh thông thường, mẹ bầu nên xử trí như thế nào cho đúng? Nên sử dụng các bài thuốc trị cảm thảo dược để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kì.

    Nguy hiểm khi bà bầu trị cảm sai cách

    Khi mang thai, những cách giải cảm cho bà bầu không chỉ tác động đến bản thân mà còn đến em bé nữa. Bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng thuốc tùy tiện khiến các mẹ lo lắng không dám dùng thuốc, chỉ để bệnh cảm tự thoái lui. Song, lúc này sức đề kháng của cơ thể rất kém nên để bệnh tự khỏi sẽ kéo dài. Hơn nữa, mẹ bầu bị cảm không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng bội nhiễm thêm vi khuẩn, các triệu chứng bệnh nặng thêm, gây sốt cao. Khi bà bầu sốt cao trên 38 độ C, thai nhi có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai.

    thuoc tay mang lai nhung tac dung phu khong tot cho ba bau

    Nói không với thuốc tây khi mang thai

    Cũng có mẹ khi thấy có các dấu hiệu bị cảm như hắt hơi, sổ mũi đã vội vàng áp dụng sai cách giải cảm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

    Ví dụ như việc áp dụng các biện pháp dân gian từ thảo dược tại nhà có thể tiềm ẩn những nguy cơ sau:

    1. Lựa chọn sai vị thuốc

    Được nghe truyền miệng lại, các mẹ bầu vội áp dụng, nhưng lại nhầm lẫn, chọn sai vị thuốc, vì mỗi cây thuốc có nhiều loài khác nhau. Điều này có thể làm cho phương pháp áp dụng không hiệu quả, mà đôi khi chọn nhầm cây thuốc còn chứa chất độc, ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ bầu.

    1. Lựa chọn dược liệu, thảo dược không đảm bảo chất lượng

    Chất lượng dược liệu, chất lượng thảo dược được thể hiện qua các tiêu chí như:

    – Đảm bảo hàm lượng dược chất.

    – Không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất hoá học.

    – Không vị nhiễm nấm mốc, mầm bệnh.

    Nếu nguồn nguyên liệu mẹ bầu chọn không đáp ứng được tiêu chí cơ bản kể trên thì việc trị cảm không những không hiệu quả mà còn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như ngộ độc do nấm mốc, chất hoá học, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái của thai nhi, gây dị tật, sinh non, hết sức nguy hiểm.

    Ngoài ra, một biện pháp nữa mẹ bầu hay áp dụng là nấu nước lá xông để đuổi tà khí ra khỏi cơ thể. Sau khi xông, các mẹ sẽ cảm thấy người nhẹ nhõm, các triệu chứng cảm cũng giảm dần. Tuy nhiên, có trường hợp xông hơi giải cảm sai cách lại gây ảnh hưởng đến thai nhi. Đó là khi bà bầu chùm chăn kín, cả cơ thể gần với nồi nước xông rất nóng. Điều này có thể làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Bên cạnh đó, bà bầu bụng to nặng nề, di chuyển không được uyển chuyển, cần thận trọng khi xông hơi để tránh bị bỏng.

    Bài thuốc trị cảm dân gian an toàn

    Từ khi chớm bị cảm, nếu có thể lựa chọn những nguồn nguyên liệu đạt yêu cầu, đáng tin tưởng thì mẹ bầu có thể áp dụng ngay các bài thuốc dân gian giải cảm, tuy thời gian điều trị có thể lâu hơn nhưng an toàn, không tác dụng phụ. Chỉ cần kiên trì sẽ thấy các triệu chứng cảm bị đẩy lùi, rút ngắn thời gian bệnh, giảm tác động của virus đối với thai nhi.

    Giải cảm bằng Tỏi

    toi giai cam rat co hieu qua

    Tỏi giúp giải cảm và sát trùng rất tốt

    Trong Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh giữ giúp cho cơ thể không bị xâm nhập bởi vi khuẩn và virus. Từ lâu loại gia vị này là một phương thuốc dân gian chữa cảm hiệu quả. Các mẹ có thể ăn Tỏi sống hoặc giã nát tép Tỏi rồi hòa vào nước nóng uống trực tiếp thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Lúc đầu, các mẹ sẽ thấy vị hăng hơi khó chịu nhưng sẽ hài lòng với tác dụng chữa cảm mà nó đem lại. Việc chế biến món ăn chứa Tỏi cũng là cách có thể áp dụng, giúp mẹ bầu ngon miệng, dễ dàng hơn thay bằng việc ăn trực tiếp, hay uống nước tỏi như trên.

    Uống lá Húng Chanh

    la hung chanh giai cam

    Lá húng chanh – Thảo dược trị cảm bà bầu

    Lá Húng Chanh (Tần dày lá hay lá Tần có lông) có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt. Vì vậy, bà bầu có thể dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng.

    – Cách 1: Giã dập lá Húng Chanh, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

    – Cách 2: 10-15 lá Húng Chanh, 4 quả Quất xanh và Đường Phèn. Rửa sạch lá Húng Chanh và Quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.

    Quất (Tắc) và Mật Ong

    mat ong va quat xanh bai thuoc tri cam

    Bài thuốc trị cảm từ quất xanh và mật ong

    Quất (Tắc) có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả Quất vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giảm ho, nên được dùng làm thuốc chữa ho cho bà bầu.
    Mật Ong chứa glucoza, levuloza, saccarose, muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa, chất béo, protein, chất thơm. Vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

    Cách làm:

    Các mẹ mua một ít Quất (Tắc) còn xanh vỏ (khoảng 10 quả) về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi ra (để cả vỏ).

    Sau đó, cho Quất vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Mẹ bầu bị ho nhấm nháp vài thìa Quất nhỏ khi còn ấm, ăn một ngày vài lần sẽ hết ho và đau họng cực nhanh.

    Gừng, Chanh và Mật ong 

    Gừng là gia vị lành tính và cực tốt khi bà bầu chữa cảm cúm vì có tác dụng làm ấm cơ thể, sạch các chất độc, virus, vi khuẩn và cải thiện lưu thông máu cho mẹ bầu. Tinh chất Gừng chứa tinh dầu, chất béo. Vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, cảm mạo, phong hàn. Ngoài ra, gừng còn giảm triệu chứng ợ nóng khi mang thai.

    mat ong va gung bai thuoc tri cam

    Gừng trị cảm rất tốt

    Chuẩn bị: 1 nhánh Gừng tươi, 1 muỗng canh Mật Ong, 1 lát Chanh tươi, 300ml nước nóng.

    Cách làm:

    Lấy 1 thìa nước Gừng và 1 thìa Mật Ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để trị ho và các vấn đề về họng.

    Một ly trà Gừng mật Ong và vài giọt nước Chanh sẽ có tác dụng trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả hơn. Cho vào ½ cốc nước ấm 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần làm giảm viêm họng nhanh chóng.

    Xông hơi và thoa Dầu Tràm Khuynh Diệp

    Ngay khi mẹ bầu có dấu hiệu cảm cần xông hơi bằng nước sôi nấu với các thảo dược ngay. Đặc biệt, sử dụng Dầu Tràm Khuynh Diệp xông hơi có tác dụng phòng chống cảm cúm hiệu quả.

    Cách xông mũi an toàn: Mẹ bầu bị cảm chỉ cần nấu nồi nước xông bao gồm vỏ bưởi, lá bưởi, lá sả, hương nhu, tía tô, bạch đàn… Khi nồi nước xông sủi bọt tăm, chị em có thể xông trong vòng 15 phút. Hoặc chuẩn bị một bát nước nóng, nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu khuynh diệp, trùm một chiếc khăn và hít hơi đều đặn một lúc sẽ cảm thấy triệu chứng nghẹt mũi giảm ngay.

    xong mui cho ba bau la mot bai thuoc tri cam hieu qua

    Xông – Bài thuốc trị cảm khá tốt

    Xông mặt bằng lá thuốc: Đun sôi nồi nước có lá bưởi, húng quế, bạc hà, rau tần, ngổ, gừng, tía tô, hành, chanh riềng, chừng 3-5 phút. Sau đó bạn hãy hít thở thật đều, ngồi xông khoảng 5-10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, rồi lấy khăn lau khô mặt. Một ly nước chanh muối sẽ cho cung cấp cho bạn lượng nước vừa thất thoát khi xông hơi.

    Ngoài ra, bà bầu khi có dấu hiệu chớm nhiễm lạnh, ho chỉ cần thoa một ít dầu tràm khuynh diệp vào vùng mũi, thái dương, vùng gáy, cổ, vùng bụng, gan bàn chân. Dùng kết hợp với Siro ho cảm thảo dược để tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại tác động tiêu cực của các loại virus.

    Tham khảo thêm: Làm gì khi bị cảm cúm ở bà bầu ? Cách chữa cảm cúm hiệu quả nhất nên biết

    Lưu ý khi trị cảm cho bà bầu

    Ngay khi có biểu hiện chớm cảm như hắt hơi, sổ mũi, ho, bà bầu cần trị cảm ngay để bệnh được đẩy lui nhanh chóng. Việc áp dụng các biện pháp dân gian kể trên sẽ đảm bảo an toàn, lại hiệu quả cao nếu mẹ bầu thực hiện đúng cách và khoa học. Tuy nhiên, gần đây, báo chí có cảnh báo về nguồn dược liệu rác, không đảm bảo được nhập từ Trung Quốc. Thực tế, thực trạng này đã diễn ra nhiều năm, song gần đây mới bị vạch trần. Do vậy, nếu áp dụng các bài thuốc dân gian, thậm chí ngay cả lựa chọn những vị thuốc quen thuộc như Quất (Tắc), Húng Chanh, Gừng, Mật Ong, mẹ bầu cũng cần lưu ý điều này.

    Hiện nay, Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ đã giúp phát triển và quy hoạch thành công nhiều vùng dược liệu Việt Nam, đạt tiêu chuẩn GACP- WHO (Thực hành trồng và thu hái dược liệu sạch theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới). Tiêu biểu có thể kể đến: Vùng Quất (Tắc) ở Vụ Bản, Nam Định; vùng Cát Cánh- Bắc Hà, Lào Cai, ….

    Những nguồn dược liệu sạch kể trên hiện đã được đưa vào sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng quy mô lớn, trên dây chuyền hiện đại trong đó có Siro ho cảm thảo dược truyền thống với chính những vị thuốc có nguồn gốc từ bài thuốc dân gian kể trên. Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng, không những đảm bảo an toàn, hiệu quả mà còn giúp mẹ bầu nhàn tênh, không phải mất công, tốn sức tự chế biến tại nhà.

    DS Nguyễn Hiền

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/top-5-bai-thuoc-quy-tri-cam-cho-ba-bau-khi-chom-hat-hoi-so-mui-a304334.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.