+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Lincoln và TS Lê Thẩm Dương: Kiểm soát cảm xúc mới thành công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Một người ngay đến cảm xúc của mình cũng không thể không chế, cho dù tài năng tới đâu cũng khó có thể làm nên đại sự.”

    “Một người ngay đến cảm xúc của mình cũng không thể không chế, cho dù tài năng tới đâu cũng khó có thể làm nên đại sự.”

    Nhưng ở thời hiện đại, cuộc đấu trí giữa người và người không còn dùng bạo lực nữa mà dùng trí tuệ. Một người đứng đầu không ty nếu không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân sẽ gây nhiều thiệt hai đến mọi người xung quanh, đặc biệt là cấp dưới.

    Giữa hai người lãnh đạo, một người có tính tình nóng nảy, thường xuyên gây gổ với cấp dưới, thì dù cho người đó có năng lực đến cỡ nào thì cũng sẽ không thể nhận được sự nể phục hay tín nhiệm từ mọi người.

    Nhưng ngược lại, một người lãnh đạo có khả năng kiềm chế cảm xúc và biết hòa đồng với mọi người, luôn “biết người biết ta” thì họ sẽ dễ thành công không chỉ trong công việc mà trong quan hệ ngoài xã hội.

    Sự khác biệt giữa hai người lãnh đạo này cũng giúp ta rút ra bài học: Thời điểm ta “tiêu xài” cảm xúc của mình một cách bừa bãi cũng là lúc chúng ta đang phung phí tài năng của chính mình.

    Người tự tin không dùng cảm xúc để thể hiện bản thân

    Con người luôn tồn tại những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố giống nhau. Nhưng đối với những người biết khống chế cảm xúc của mình thì thường không để bản thân bị chi phối quá nhiều vì nó.

    Tác phẩm điện ảnh “Bố già” từng để lại một câu thoại kinh điển: “Vĩnh viễn đừng cho người khác biết suy nghĩ của mình”. Người dễ thể hiện cảm xúc ra ngoài thường là những người có nội tâm nhạy cảm và thiếu kinh nghiệm.

    Tác phẩm này chúng ta đặc biệt chú ý đến 2 nhân vật, 1 là người anh cả Sonny- anh này là kiểu người biểu hiện cảm xúc ra mặt. Còn người thứ 2 là người em út Mike- anh là kiểu người bình tĩnh bất kể mọi tình huống. “Trong một giây đồng hồ, ta có thể nhìn thấu bản chất của con người. Nhưng có khi mất cả đời người, ta cũng không thể nhìn ra bản chất của một người. Bởi vận mệnh mỗi người là khác nhau. Đây là nhận định dành cho nhân vật Mike. Những người có tính cách bình tĩnh khi có chuyện thường biết kiềm cảm xúc và đợi thời cơ để có thể thực hiện những tính toán có kế hoạch trước đó.

    Tâm trạng càng muốn bùng nổ càng phải học cách khống chế

    Năm xưa, khi Abraham Lincoln làm Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Lục quân đã từng ca thán với ông vì bị một thiếu tướng buông lời vũ nhục, hy vọng Lincoln có thể giúp mình rửa hận. Khi thấy bộ dạng ấy, Tổng thống Lincoln đã nói anh ta hãy viết một lá thư để “đáp lễ” cho kẻ kia, nhưng trước khi gửi hãy đưa cho ông đọc.

    Sau khi viết thư xong, ông liền đem đến cho Lincol và thay vì đọc nó thì ông thẳng tay ném lá thư vào bếp lửa. Bộ trưởng thấy ngạc nhiên và bắt đầu chất vấn Lincoln.“Mỗi khi tức giận, tôi đều làm như vậy, viết hết những điều muốn mắng chửi ra, sau đó cho chúng vào lửa thiêu, sự bực tức cũng tự giác tiêu tán. Viết thư cốt để cho mình hả giận, nếu còn gửi cho đối phương, chẳng phải sẽ tự rước thêm bực tức vào người hay sao? Nếu ngài còn cảm thấy khó chịu thì viết tiếp vài lá nữa cho tới khi thoải mái mới thôi.” – Tổng thống Lincoln cười và giải thích.

    Bấy giờ, Bộ trưởng Lục quân như đã hiểu được vấn đề liền tấm tắc: “Đúng vậy! Nếu thư này chuyển tới tay đối phương, kẻ đó tức giận mà viết thư mắng chửi lại mình, không phải càng thêm tức giận hay sao!”

    Không có ai từ lúc sinh ra đã có thể kiểm soát được tâm trạng của bản thân, nhưng những người ưu tú không chỉ học được cách quản lý cảm xúc của bản thân đối với người khác mà còn biết cách làm chủ và điều khiển thành thục những cảm xúc ấy.

    Vì vậy khi cảm xúc của bạn bùng nổ hãy tìm mọi cách để kiềm chế nó lại hoặc “vứt bỏ” sang một bên để không làm bạn mất kiểm soát dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ.

    Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau.

    Kinh nghiệm từ TS Lê Thẩm Dương

    Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những người khi bước vào công ty, nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản chí và chỉ muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?

    Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc đầu.

    Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm”. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.

    Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy lạc quan là vì họ luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không? Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường đạt được mục tiêu và chẳng biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.

    Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh kiểm soát.

    Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.

    ✪ Các cảm xúc phổ biến của một người học giỏi cũng như thành công:

    1/ Động lực mạnh mẽ

    2/ Đam mê

    3/ Tự tin

    4/ Vui vẻ

    5/ Phấn khởi

    6/ Tràn đầy sinh lực

    7/ Tò mò

    Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.
    Vì thế, hãy “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận… Sự thất vọng thường xuất hiện khi chúng ta rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá… Khi có những cảm xúc tốt, chúng ta sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng chúng ta đến những hành động tiêu cực.

    ✪ Một số phương pháp điều khiển và kiểm soát cảm xúc tiêu cực như:

    - Không phản ứng vội.

    - Nhận định lại tình hình.

    - Thay đổi trọng tâm chú ý.

    - Thể hiện cơn nóng giận thích hợp.

    - Cần 15 phút bình tĩnh.

    - Hít thở sâu.

    - Xuống giọng khi nói.

    - Nên bắt đầu bằng câu: “Tôi cảm thấy…”, “Tôi nghĩ là…”

    ✪ Và 5 chiến lược tăng cường cảm xúc tích cực:

    - Đừng làm vơi cảm xúc tích cực.

    - Thắp sáng những điều tốt đẹp: chú ý những ưu điểm, mặt tốt của vấn đề.

    - Kết nối tình thân với những người lạc quan, yêu đời.

    - Cho không vụ lợi.

    - Hãy cư xử với người khác như những gì họ mong muốn ở bạn.

    ✪ Như vậy, chìa khoá mấu chốt cho việc kiểm soát những vấn đề trên là:

    - Nguyên tắc “Tại và Hiện” (Here and Now): Sống trọn vẹn từng giây phút của hiện tại, không hoài niệm quá khứ cũng chẳng lo lắng về tương lai; xác định “Muốn và Cần”, bởi những điều chúng ta “muốn” chưa chắc đã là những điều chúng ta “cần”; không quá phấn khích trước những lời khen và giữ bình tĩnh ứng xử với những lời chỉ trích; thay vì thay đổi người khác thì trước hết, ta nên thay đổi chính mình.

    - “Hạnh phúc tại tâm”: Ước muốn và khao khát của tất cả mọi người là được hạnh phúc, nhưng thực tế, đối với nhiều người, cuộc đời chẳng có gì đáng vui! Như vậy, phải tìm kiếm hạnh phúc ở đâu? Niềm vui, hạnh phúc không nhất thiết phải đến từ bên ngoài, cũng chẳng nhất thiết phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Hạnh phúc không ở đâu xa mà xuất phát từ chính trong mỗi người chúng ta. Do đó, “đừng đem đau khổ cho người khác và cũng đừng nhận đau khổ từ ai”.

    - Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hoá cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực. “10% cuộc đời là những gì xảy đến với bạn, còn 90% còn lại là do phản ứng của bạn đối với những chuyện xảy đến đó”. Bản chất sự việc là bất biến, duy chỉ có một điều chúng ta có thể thay đổi được chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của bản thân đối với sự việc đó theo chiều hướng tích cực.

    “Ta không thể thay đổi được chiều gió nhưng ta có thể thay đổi được hướng buồm” (Trích: "Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh" - Adam Khoo&Stuart Tan)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-lincoln-va-ts-le-tham-duong-kiem-soat-cam-xuc-moi-thanh-cong-a198956.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.