Là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, chiếc thớt hóa ra lại có nhiều mối nguy hại hơn ta tưởng, thậm chí nó có thể chính là thủ phạm gây bệnh ung thư.
Thớt vốn là vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong bất kì gia đình nào, nhưng cũng có thể trở thành "kẻ sát nhân" cả gia đình nếu nó không được làm sạch và bảo quản đúng cách.
Việc thường xuyên phải tiếp xúc với thực phẩm tươi sống khiến chiếc thớt dễ bị ẩm, mốc. Đặc biệt, nấm mốc trên thớt thường có chứa chất aflatoxin, chỉ với 1mg chất này khi vào cơ thể cũng đủ khiến con người có nhiều nguy cơ mắc ung thư, nếu cùng lúc ăn tới 20mg chất này, nguy cơ tử vong là rất cao.
Thớt bị nấm mốc có thể gây bệnh ung thư cho cả gia đình. |
Nhiều người chi nhiều để có căn bếp long lanh, sạch sẽ, tốn bộn tiền để mua thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch nhưng họ lại quên mất chiếc vẫn hay dùng hàng ngày. Sai lầm khi dùng thớt khiến nó dễ dàng thành ổ vi khuẩn và nấm mốc gây nhiều căn bệnh nguay hại cho cả gia đình.
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi dùng thớt để đảm bảo sức khỏe:
Dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín
Một chiếc thớt nhỏ có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với nhà vệ sinh. Do đó, bà nội trợ không nên thái các loại đồ ăn sống và đồ ăn chín chung một thớt. Sau khi thái thịt sống, thớt có thể bị nhiễm khuẩn E.coli, Salmonella, Campylobacter và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Các bà nội trợ nên chuẩn bị 2 chiếc thớt riêng biệt để thái thịt sống và đồ chín.
Dùng miếng rửa bát kim loại để chà thớt
Nhiều người sử dụng miếng rửa bát bằng kim loại để rửa thớt. Việc này sẽ tạo ra những vết xước trên bề mắt thớt. Chúng vô tình trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn.
Ngoài ra, sau khi rửa lại để thớt nằm ngang khiến cho nước lâu khô, thấm vào thớt sâu hơn sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Sử dụng thớt có nhiều vết nứt
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng thớt cũ trong một thời gian dài, trên mặt thớt đã xuất hiện rất nhiều vết nứt nhưng vẫn không có ý định thay mới. Việc này chính là "tiếp tay" cho vi khuẩn sinh sôi, trú ngụ ở những vết rạn nứt đó. Vì vậy, bạn nên định kỳ thay mới thớt mỗi năm.
Bảo quản thớt không đúng cách
Đa số gia đình đều để thớt ở vị trí khá kín, không có nhiều ánh sáng. Điều kiện bảo quản này khiến thớt rất dễ bị nấm mốc, nhiễm khuẩn. Sử dụng thực phẩm, đồ dùng bị mốc làm gia tăng nguy cơ mắc các loại ung thư.
Cách làm sạch và bảo quản thớt đúng cách
- Để tránh thức ăn hoặc chất lỏng còn sót lại, nấm mốc và vi khuẩn trên bề mặt thớt hoặc vết trầy xước, bạn nên thường xuyên làm sạch và khử trùng thớt.
- Khi sử dụng thớt tre, gỗ để thái các thực phẩm có nguồn gốc động vật, không nên sử dụng nước nóng để rửa bởi protein trong thực phẩm này sẽ đông cứng ở nhiệt độ cao và bám chặt vào thớt hơn. Tốt nhất nên rửa sạch bằng chất tẩy rửa và nước lạnh. Sau khi rửa, chỉ cần để thớt khô tự nhiên.
- Nên gác thớt để thông gió cả 2 mặt, không để 1 mặt dựa vào tường. Nếu không, mặt dựa vào tường dễ bị nấm mốc.
- Nếu thường xuyên sử dụng, bạn nên phun thuốc khử trùng bề mặt thớt 2-3 ngày 1 lần, để yên trong khoảng 3 phút trước khi rửa sạch và để khô tự nhiên, áp dụng cho tất cả các loại thớt (tre, gỗ, nhựa, kính...).
- Có thể dùng nước sôi, axit hypochlorous (nước chanh) hoặc rượu để khử trùng thớt gỗ tre nhưng không được ngâm để tránh làm hỏng thớt.
- Sau một thời gian sử dụng, nếu bạn cảm thấy việc làm sạch và khử trùng thông thường vẫn không thể làm sạch được thì nên thay một chiếc thớt mới.
Minh Khôi (T/h)