+Aa-
    Zalo

    "Sát thủ" ẩn dấu trong đồ dùng nhà bếp gỗ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sợ đồ nhựa hay kim loại, nhiều người chuyển qua dùng thìa, muôi, đũa... bằng tre, gỗ cho an toàn nhưng thực tế lại không hẳn là như vậy.

    Sợ đồ nhựa hay kim loại, nhiều người chuyển qua dùng thìa, muôi, đũa, thớt... bằng tre, gỗ cho an toàn nhưng thực tế lại không hẳn là như vậy.

    Đồ dùng bằng tre, gỗ có thật sự an toàn?

    Dù bạn có giữ gìn cẩn thận cỡ nào thì dùng lâu rồi những đồ này cũng có dấu hiệu phai màu hoặc thâm xỉn đi do lớp trơn láng ban đầu biến mất. Bề mặt đồ gỗ bị xướt xát lại hay ẩm ướt nên thành môi trường lý tưởng vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do trụy tim mạch.

    Đồ dùng bằng gỗ rất dễ bị nấm mốc gây hại sức khỏe nếu cố tình dùng.

    Thông thường, những đồ dùng bằng gỗ hết hạn thường tích nước. Theo một nhà chuyên gia về vi sinh học cho biết đồ bếp bằng gỗ hoặc tre khi bị mốc sinh ra nhiều loại nấm mốc khác nhau tùy vào điều kiện nhiệt độ, không khí và môi trường tồn tại. Nấm mốc còn có thể phát tán vào trong không gian của nhà bếp chúng bám vào các thực phẩm.

    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thì “ở những thực phẩm càng giàu lipit (chất béo) như đậu lạc, đậu tương... nó sinh trưởng, phát triển và tích tụ thành độc tố, có thể sinh độc tố Aflatoxin rất độc hại. Nói chung khi đũa bị mốc thì tất nhiên sẽ có hại bởi tất cả các loại mốc đều gây độc tố vi nấm, và mỗi loại gây ra một hệ quả khác nhau”.

    Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh nhất, hấp thụ qua đường tiêu hóa, nếu hấp thụ 2,5mg Aflatoxin trong 89 ngày sẽ thấy xuất hiện ung thư gan sau một năm. Dù với hàm lượng cực thấp nhưng Aflatoxin đã gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ từ thực phẩm rồi dẫn đến ung thư gan. Nhiễm aflatoxin cấp tính đã được thông báo ở các nước với các biểu hiện chủ yếu là suy chức năng gan cấp, xơ gan và hoại tử nhu mô gan.

    Nấm mốc Aspergillus flagus sản sinh ra chất độc aflatoxin.

    Đặc biệt, khi chế biến những món ăn đậu phộng, bắp, khô dừa, khô đỗ tương... những loại nấm aspergilus flavus, aspergilus pataciticus có trong thực phẩm này bị dính trên đồ ăn gỗ. Sau mấy ngày chúng dễ sinh độc tố aflatoxin, chất độc này không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi thông thường (100 độ C) mà chỉ bị phân hủy trên 120 độ C.

    Biện pháp phòng tránh

    Mua đồ gỗ chất lượng có thương hiệu cho an toàn.

    Thực tế, nhiều gia đình thường có thói quen dùng đũa gỗ chỉ khi đũa bị cong, vênh, hay gãy thì mới sử dụng cái mới. Nhiều người nghĩ dùng nước sôi bình thường (100oC) là có thể loại bỏ được độc tố trên đũa. Tuy nhiên, ví như trên đũa bị nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nó lại là một độc tố rất bền vững, có khả năng chịu nhiệt rất tốt và khó có thể tiêu trừ, chỉ bị phá hủy ở 120oC trở lên trong môi trường kiềm.

    Từ thực trạng trên, chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên rửa đồ tre gỗ nhẹ tay để tránh bào mòn lớp vỏ bên ngoài. Hãy luộc đũa nửa tiếng trong nước sôi mỗi tuần một lần, sau đó phơi thật khô rồi mới tiếp tục sử dụng, để đũa trong ống thoáng mát, không đọng nước. Đặc biệt, khi phát hiện đũa đã mốc thì nên bỏ, để bảo vệ cho sức khỏe cho chính mình.

    Thay đũa mới ngay khi chúng có dấu hiệu bị mốc.

    Khi mua đồ dùng bằng gỗ như đũa, thìa, đĩa... nên mua những loại có thương hiệu, không ham rẻ hay những loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sat-thu-an-dau-trong-do-dung-nha-bep-go-a228494.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan