+Aa-
    Zalo

    Tôi đang rơi vào đường cùng vì cô em chồng tinh ranh tai quái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Em chồng mặt câng lên thách thức: “Dạo này em mệt lắm, em đi xe bus sợ ốm mất. Mà ốm là phải về quê để bố mẹ chăm đấy. Em lại có cái tật, người mệt là hay nói mơ...

    Em chồng mặt câng lên thách thức: “Dạo này em mệt lắm, em đi xe bus sợ ốm mất. Mà ốm là phải về quê để bố mẹ chăm đấy. Em lại có cái tật, người mệt là hay nói mơ, chẳng giữ được bí mật.

    Sở dĩ tôi và nhà chồng không thân thiết lắm vì khi anh đưa tôi về giới thiệu với gia đình thì cả bố mẹ chồng và anh chị đều không ưng tôi vì chê tôi xấu hơn anh. Nhưng vì yêu tôi nên anh vẫn quyết tâm cưới. Hơn nữa khi lấy nhau, chúng tôi cũng xác định là ở thành phố chứ không về quê nên tôi cũng không lo lắng nhiều.

    Tuy nhiên, nói là không ở cùng nhưng gánh nặng gia đình thì đều để lên vai vợ chồng tôi. Anh là con thứ nhưng lại là người kiếm được tiền nhiều nhất trong nhà nên khi chúng tôi mua đất, làm nhà thì chẳng có ai giúp đỡ. Nhưng khi chúng tôi có nhà cửa và cuộc sống ổn định thì việc gì cũng đến tay vợ chồng tôi lo. Từ việc mồ mả các cụ tới bố mẹ chồng ốm đau, xây nhà cửa, sửa bếp… Hễ có việc gì là bố mẹ anh chẳng ngại gọi điện bảo chồng tôi gửi tiền về. Mà họ cứ nói như kiểu tiền trong nhà chỉ có anh làm ra và cha mẹ chồng có tiêu chỉ là tiêu tiền của con trai mình chứ không có liên quan gì tới con dâu cả.

    Không những thế, mẹ chồng tôi đòi hỏi hàng tuần tôi phải gọi điện về nhà thăm hỏi mọi người. Nếu tôi quên là mẹ chồng tôi tỏ ý khó chịu như thể việc tôi được lấy con trai bà là một ân huệ mà cả nhà ban cho tôi. Vậy nên, tôi thấy rất mệt mỏi, bởi nói chuyện với nhau có thoải mái gì đâu, chỉ là ngượng ngạo, khó chịu, không thật lòng…

    Hàng ngày, mặt em chồng cứ cong lên sung sướng lấy xe đi chơi, bỏ mặc mẹ con tôi hớt hải, cuống cuồng vì sợ chậm giờ làm. (Ảnh minh họa).

    Tuy nhiên, việc khiến tôi đau đầu nhất kể từ khi tôi kết hôn đó là: Đứa em gái út của chồng tôi lên thành phố học. Thế là nghiễm nhiên nhà của anh chị trở thành nhà trọ miễn phí: miễn phí ăn, miễn phí ở… trong khi em ấy thì lười thôi rồi. Chưa khi nào tôi thấy em chồng tự động giúp tôi việc nhà hay nấu cái gì cho anh chị ăn. Đi làm về là tôi phải lao vào con cái và cơm nước cho cả nhà. Có hôm tôi bận công việc, về khuya nên gọi điện nhờ em đón cháu. Nhưng em chỉ trả lời ậm ừ rồi không thèm đi, bỏ tội con tôi ở nhà cô giáo tận 9 giờ đêm.

    Ấy thế nhưng, hễ tôi làm gì trái ý là em chồng kể ngay với bố mẹ và cả họ hàng nhà chồng tôi. Vì thế, từ khi có cô em đến ở cùng, tôi luôn thấy mệt mỏi và vô cùng bực bội mỗi khi bước và chính nhà mình. Chồng tôi cũng không thích tính luộm thuộm, ăn nói không lễ phép của em ấy nhưng cũng “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì sợ bố mẹ phải buồn.

    Một hôm, em nói mượn xe của tôi đi chơi, tôi bảo xe tôi phải đi làm nên không cho mượn được. Nó liền nói: “Chị dâu ki-bo thế, chị đi xe buýt một hôm cũng không chết đâu, em đi quanh năm, chị thử một lần để mà thương lấy em”. Tôi dù rất bực mình nhưng cũng miễn cưỡng đồng ý.

    Đưa xe cho em ấy đi, lên đến cơ quan tôi mới tá hỏa, tôi luôn bỏ cuốn nhật ký của mình trong cốp xe, không biết nó có nhìn thấy không. Đến nửa buổi, tôi liền nhận được tin nhắn của em ấy: “Em đã đọc hết những gì mà chị ghi về bố mẹ, các anh chị, các cháu và cả em nữa, mọi người mà biết thì làm sao nhỉ? Hehe. Ký tên CON MẶT GIẶC".

    Trong nhật ký, tôi trút tất cả bức xúc về nhà chồng, về em chồng vào đó và có đặt biệt hiệu cho em ấy là con mặt giặc. Thực ra, tôi viết để tôi đọc, chẳng phải để kể xấu hay vu oan cho ai. Nhưng tôi vẫn sợ người nhà biết được, rồi lại cho rằng tôi là người ăn ở hai lòng.

    Tôi lo lắng, sợ hãi nhắn tin lại: “Sao em lục đồ của chị?”. Nó không thèm trả, làm cả ngày tôi phấp phỏng không yên chỉ sợ nó đem những chuyện tôi viết trong nhật ký kể với gia đình chồng thì rách chuyện.

    Cuối cùng, mặc dù là người bị hại nhưng tối hôm đó tôi lại phải khúm lúm xin cô ấy đừng nói với ai. Có lẽ đó chính là sai lầm tiếp theo của tôi. Em chồng nhìn tôi mỉm cười rồi đưa tôi một danh sách những đồ cần mua. Nào là quần áo, giày dép, phấn trang điểm, điện thoại mới, tôi đều cắn răng mua cho em.

    Tôi không thể chịu được con bé này thêm nữa, nhưng vẫn phải nói “sẽ suy nghĩ” để hoãn binh chờ kế sách. (Ảnh minh họa).

    Sau rồi em ấy đòi cả xe máy của tôi để đi học. Tôi không đồng ý vì còn phải đi làm, chạy vạy khắp nơi và cũng phải đi đón con. Thế là em chồng mặt câng lên thách thức: “Dạo này em mệt lắm, em mà phải đi xe bus sợ ốm mất. Mà ốm là phải về quê để bố mẹ chăm đấy. Em lại có cái tật, người mệt là hay nói mơ, chẳng giữ được bí mật.” Thấy tôi nghệt mặt ra, Em ấy cười tinh ranh, đắc chí . Tôi sốc và run đến tái xanh mặt. Tôi lại nhượng bộ em ấy lần nữa. Hằng ngày, mặt em chồng cứ cong lên sung sướng lấy xe đi chơi, bỏ mặc mẹ con tôi hớt hải, cuống cuồng vì sợ chậm giờ làm.

    Chồng tôi thấy lạ nên hỏi thăm, tôi đành nói dối rằng cho em ấy mượn xe để đi tìm tài liệu và học thêm ở xa.

    Gần đây, em chồng càng ngày càng quá. Em ấy bảo tôi cho 20 triệu để đi du lịch Thái Lan với đám bạn cùng lớp. Em ấy bảo tôi không được kể với chồng. Tôi nói số tiền lớn thế chị không có đâu, muốn có phải hỏi ý kiến của anh. Em chồng lại lu loa lên: “Tuần sau là bạn em đi rồi, nếu không đi được là em lại về quê nghỉ 1 tuần. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu”. Tôi không thể chịu được con bé này thêm nữa, nhưng vẫn phải nói “sẽ suy nghĩ” để hoãn binh chờ kế sách.

    Mấy ngày nay, tôi không thể tập trung vào công việc mà đầu óc cứ nghĩ đến cách đối phó với cô em chồng “quý hóa’. Nếu đồng ý với cô ấy lần này nữa chắc em sẽ đòi trèo lên đầu tôi ngồi mất, còn nếu để em kể mọi chuyện chắc tôi cũng hết đường về quê chồng luôn. Tôi biết làm gì để được yên thân với em chồng tôi đây?.

    Theo Trí thức trẻ

    Xem thêm video:

    [mecloud]p2RNqGNq2o[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/toi-dang-roi-vao-duong-cung-vi-co-em-chong-tinh-ranh-tai-quai-a119601.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.