Mới đây, Nga tuyên bố về việc sẵn sàng bàn giao cho hạm đội chiếc tàu ngầm “Petropavlovsk-Kamchatsky”. Nếu đúng là điều đó sẽ xảy ra, thì có thể nói rằng Nga đã đạt được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực điện tử, bởi vì từ lúc bắt đầu cho tới khi hạ thuỷ mới chỉ có hai năm. Tốc độ chế tạo tàu ngầm điện-diezel như thế này là đặc biệt, không chỉ đối với trong nước mà cả ở nước ngoài.
Ảnh: RIA Novosti, Alexandr Galperin |
Cách đây không lâu, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo “Sao đỏ”, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) Sergei Avakyantz đã tuyên bố rằng trong năm nay, Hạm đội Thái Bình Dương lần đầu sẽ tiếp nhận các tàu chiến có khả năng triển khai tên lửa hành trình “Calibr”: Tàu hộ vệ “Gremyashy” đề án 20385 và chiếc tàu ngầm thứ 7 đề án 636.3 “Varshavyanka” B-274 “Petropavlovsk-Kamchatsky”.
“Gremyashy” bắt đầu được thử nghiệm trên biển vào ngày 23/4. Đề án 20385 - đó là phiên bản cải tiến của đề án 20380, mà những tàu chiến của đề án này đã được biên chế trong Hạm đội Hải quân Nga nhiều năm.
Sau khi nghiên cứu chế tạo đề án 20385, yếu tố duy nhất mà có thể tác động tới đề án, đó là hệ thống tần sóng radar phức tạp. Những thất bại mà hạm đội Nga gặp phải trong quá trình nghiên cứu chế tạo đề án 22350 đã trở thành bài học. Vì những vấn đề liên quan tới hệ thống radar định vị với ăng-ten lưới mảng pha và các tên lửa phòng không điều khiển, những cuộc thử nghiệm trên biển của chiếc tàu đầu tiên trong dự án này đã phải kéo dài nhiều năm.
Nếu như các tàu chiến đề án 20385 đúng là sẽ kịp bàn giao cho hạm đội trong năm nay, thì có thể nói rằng ngành công nghiệp điện tử Nga đã đạt được những thành công không hề nhỏ.
Tại diễn đàn “Army-2016”, giữa các lực lượng vũ trang Nga và ngành công nghiệp đóng tàu đã ký kết một hợp đồng đóng mới cho Hạm đội Thái Bình Dương 06 tàu ngầm đề án 636.3 Varshavyanka. Ngày 28/7/2017, đúng ngày Hải quân Nga, hai chiếc tàu ngầm đầu tiên đã được khởi động đóng mới. “Petropavlovsk-Kamchatsky” đã trở thành chiếc tàu ngầm đầu tiên đề án 636.3 “Varshavyanka” có mặt trong thành phần Hạm đội Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, hạ thuỷ chỉ một chiếc tàu của đề án này không có bất cứ ý nghĩa nào. Vì thế, cần phải nhắc tới một chi tiết khá thú vị, đó chính là thời gian chế tạo nó. Ngày 28/7/2017 bắt đầu chế tạo chiếc tàu đầu tiên của đề án, ngày 28/3/2019 nó được hạ thuỷ, và như dự kiến, nó sẽ được bàn giao cho hạm đội vào nửa cuối năm nay. Trong gần hai năm, tốc độ đóng tàu ngầm của đề án này vẫn như 10 năm trở lại đây.
Nếu như so sánh những con số liên quan tới “sự chậm trễ” ở những lĩnh vực đóng tàu khác, thì tốc độ đóng các tàu ngầm điện-diezel rất đặc biệt không chỉ ở trong nước, mà cả ở nước ngoài.
Ngoài đề án Varshavyanka, trên thế giới trong vòng một thập niên gần đây các tàu ngầm loại 212 và 214, những tàu ngầm loại “Scorpen” của Pháp, các tàu ngầm loại “Soryu” của Nhật Bản được sản xuất.
Từ lúc bắt đầu cho đến lúc chúng được bàn giao cho hạm đội, mất khoảng 4 đến 7 năm như trong trường hợp của Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác với ngành công nghiệp đóng tàu mạnh, còn trong một vài trường hợp quá trình này kéo dài hơn 10 năm, như ở Ấn Độ, Brasil, Hi Lạp và nhưng nước có tiềm lực đóng tàu trung bình.
Lấy ví dụ, ở Đức thời gian đóng chiếc tàu ngầm lớp 212 mất 5 năm, còn ở Ý – 7 năm, tại Nhật Bản – luôn yêu cầu 4 năm. Sự ổn định này nói lên sức mạnh của ngành công nghiệp Nhật Bản và sự tăng cường kiểm soát đối với nó. Để đóng mới chiếc tàu ngầm lớp 214 tại các xưởng đóng tàu của Hàn Quốc mất từ 4 đến 7 năm. Ấn Độ, về phần mình cần gần 8 năm để chế tạo chiếc tàu ngầm lớp “Scorpen”. Trong tương lai người ta dự định rút ngắn thời hạn này.
Đem ra so sánh tình hình ở các nước và ở Nga, có thể dũng cảm mà nói rằng các tàu ngầm đề án “Varshavyanka” đúng là được sản xuất rất nhanh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu vào lịch sử chế tạo các tàu ngầm loại này, mới hiểu rõ rằng thậm chí hai năm là rất nhiều. Đề án “Varshavyanka” từng cho thế giới thấy các tàu ngầm có thể được chế tạo nhanh như thế nào.
Ngày 16/3/1980, bắt đầu công tác chế tạo chiếc tàu ngầm đầu tiên của đề án, ngày 12/9/1980 nó đã được hạ thuỷ, còn ngày 31/12 nó được bàn giao cho hạm đội. Bất chấp điều đó xảy ra vào đúng thời kỳ nóng nhất của chiến tranh lạnh, bàn giao tàu ngầm sau 8 tháng kể từ ngày bắt đầu chế tạo dường như là điều gì đó không thể tin được đối với tất cả.
Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, khi công tác chế tạo các tàu ngầm đề án Varshavyanka bắt đầu được triển khai quy mô lớn, thì thời hạn giảm xuống chỉ còn gần 6 tháng. Trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, tất cả cần phải sản xuất rất nhanh và nửa năm vẫn là thời hạn không thể tin được đối với quá trình chế tạo tàu ngầm. Tại phương Tây, trong lúc đó, thời gian sản xuất các tàu ngầm điện-diezel phải mất không dưới 1 năm.
Cần phải lưu ý rằng, ở Liên Xô và ở Nga, bất chấp việc thời hạn chế tạo các tàu ngầm đề án “Varshavyanka” và nhiều đề án khác bị thổi phồng lên, tốc độ vẫn được thừa nhận là nhanh nhất trên thế giới.
Nhưng có thể coi đây là dấu hiệu của sự đặc biệt hay không? Không nên quên về “kẻ điền cuồng trong lĩnh vực đóng tàu” – đó là Trung Quốc. Người ta có thể không biết trước đây các tàu ngầm của Nga được chế tạo nhanh tới mức nào, tuy nhiên toàn bộ chu trình chế tạo những tàu ngầm Type 039B cho Thái Lan mà bắt đầu được triển khai vào năm ngoái sẽ được công khai cho toàn thế giới. Sau một hoặc hai năm nữa sẽ rõ các tàu ngầm đề án Varshavyanka có còn giữ được danh vị “vua tốc độ” cho mình hay không?