+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/10: Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra tay cản trở quân đội Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/10: Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra tay cản trở quân đội Nga; Căn cứ Nga giúp Syria duy trì cán cân sức mạnh;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/10: Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra tay cản trở quân đội Nga; Căn cứ Nga giúp Syria duy trì cán cân sức mạnh;...

    Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ ra tay cản trở quân đội Nga

    Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ cản đường quân đội Nga tiến vào cao tốc M4. Ảnh: AMN

    Các nguồn tin Syria khẳng định vào chiều 5/10, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ phong tỏa đường cao tốc M4 đoạn chạy qua tỉnh Idlib và không cho Quân đội Nga tiến vào khu vực, đồng thời tuyên bố sẽ tuần tra độc lập địa bàn này.

    “Các nguồn đáng tin cậy nói với Đài quan sát Syria rằng các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa đường cao tốc Latakia - Aleppo (đường cao tốc M4) tại địa điểm gần thị trấn Muhambel ở vùng nông thôn phía Tây Idlib, trong khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được nhìn thấy ở đó trong tình trạng báo động cao".

    "Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến ​​sẽ tuần tra trên đường cao tốc M4 một mình. Trước đó vào ngày 1/10, các nhà hoạt động của Đài quan sát đã phát hiện được các đội công binh hộ tống binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ khi họ dọn dẹp đường cao tốc Latakia - Aleppo (M4), bắt đầu từ làng Al Nayreb ở phía Đông Idlib để gỡ và phá mìn".

    "Sau đó, các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tuần tra trên đường cao tốc M4 đoạn từ Al Ain đến Nayreba Hur thuộc vùng nông thôn phía Bắc của tỉnh Latakia”, báo cáo được hãng thông tấn Al Masdar News trích dẫn.

    Những hành động không phù hợp như vậy ở Syria đối với Quân đội Nga có thể cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ có ý định trả thù Moskva vì đã từ chối chuyển giao các khu vực phía Bắc Syria dưới sự kiểm soát của họ.

    Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng hành động trên nhằm trả thù cho những thiệt hại tại chiến trường Libya và Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên phía Nga vẫn chưa đưa ra bình luận về hành động của Ankara và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp đây là một "cú đánh lén".

    Trong khi đó, giới chuyên gia lại nhận định rằng việc chặn tuyến đường tuần tra có thể liên quan đến việc bí mật đưa các chiến binh thánh chiến rời khu vực do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, với mục đích đưa họ tới Azerbaijan để chiến đấu sau đó.

    Căn cứ Nga giúp Syria duy trì cán cân sức mạnh

    Tổng thống Syria Bashar al Assad. Ảnh: AMN

    Tổng thống Bashar al Assad nhấn mạnh, sự hiện diện thường trực của các căn cứ không quân và hải quân quy mô lớn của Nga giúp Syria đối phó với tầm ảnh hưởng của các nước phương Tây trong khu vực và cuộc chiến chống lại các nhóm nổi dậy đang giảm bớt tần suất.

    Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda TV của Bộ Quốc phòng Nga nhân kỷ niệm 5 năm ngày quân đội Nga tham chiến ở Syria theo lời đề nghị của chính quyền Damascus, Tổng thống Assad khẳng định sự hiện diện của hai căn cứ quân sự lớn của quân đội Nga là đặc biệt quan trọng.

    “Cán cân quân sự toàn cầu cần có vai trò của các căn cứ quân sự Nga. Chúng tôi đang được hưởng lợi từ các căn cứ Nga”, ông Assad cho hay, các tướng chỉ huy quân sự Syria khẳng định sự hiện diện của các căn cứ Nga chính là để đối phó với sự thống trị của Mỹ trong khu vực.

    Ngoài căn cứ không quân Hmeymim, nơi dàn tiêm kích và oanh tạc cơ Nga lên đường thực hiện các cuộc không kích nhằm hỗ trợ quân đội Syria chiến đấu, Moscow còn có căn cứ hải quân Tartus ở Syria. Tartus là căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở khu vực Địa Trung Hải và được sử dụng từ thời Liên Xô cũ.

    Nga bắt đầu tham chiến ở Syria vào ngày 30/9/2015 và thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực ở Syria vào năm 2017 theo một thỏa thuận với chính quyền Damascus.

    Theo tài liệu được chính phủ Nga công bố hồi tháng Tám, chính quyền Syria đã đồng thuận cung cấp thêm phần đất liền và vùng biển để Nga mở rộng căn cứ không quân Hmeymim.

    Tổng thống Assad cho biết, trước khi Nga tham chiến, quân đội chính phủ Syria đã phải đối mặt với “tình huống nguy hiểm” khi mà các nhóm đối lập được Mỹ cùng một số nước phương Tây bên cạnh Ả Rập Xê-út và Qatar trực tiếp tài trợ tiền và cung cấp thiết bị quân sự. Dưới sự hỗ trợ của phương Tây, các phe phiến quân Syria cũng đã chiếm quyền kiểm soát nhiều thị trấn và thành phố lớn.

    Sau gần 10 năm nội chiến, với sự hỗ trợ của quân đội Nga và Iran, quân chính phủ Syria đã giành lại được phần lớn lãnh thổ từng nằm trong tay các nhóm phiến quân và khủng bố.

    Về phần mình, Mỹ cùng các nước ủng hộ phe đối lập Syria cáo buộc hành động quân đội Nga và Syria ném bom xuống các vị trí phiến quân nắm giữ là tội ác chiến tranh. Thậm chí, theo Mỹ, quân đội Nga – Syria phải chịu trách nhiệm cho việc hàng triệu người Syria buộc phải đi sơ tán khỏi vùng chiến sự và hàng ngàn dân thường đã thiệt mạng.

    Moscow và Damascus đã phủ nhận lời cáo buộc trên và nhấn mạnh không thực hiện ném bom xuống các vùng dân sinh. Ngoài ra, quân đội Nga – Syria chỉ chiến đấu và tấn công nhằm loại bỏ những tay súng Hồi giáo cực đoan.

    "Át chủ bài" giúp Không quân Nga tiêu diệt khủng bố tại Syria

    [presscloud]17205[/presscloud]

    Video: Quá trình triển khai tên lửa hành trình của oanh tạc cơ Tu-160. Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga

    Video được Bộ Quốc phòng Nga công bố đã ghi lại quá trình nạp đạn và triển khai tên lửa hành trình của oanh tạc cơ Tu-160 tại "chảo lửa" Syria.

    Tính tới nay, chiến đấu cơ Tu-160 của Nga vẫn giữ kỷ lục là máy bay lớn nhất trong lịch sử máy bay quân sự có thể bay siêu thanh, cũng là chiến đấu cơ to lớn nhất thế giới, với trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 275 tấn.

    Oanh tạc cơ này được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới trên 140 tấn, khiến nó không cần tái nạp nhiên liệu vẫn có thể hoạt động 15 giờ và bay xa trên 15.000 km.

    Bên cạnh đó, Tu-160 được trang bị một radar tấn công "Obzor-K", và một radar theo dõi mặt đất "Sopka" riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.

    Tu-160 có một máy ngắm ném bom điện quang, và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-610-tho-nhi-ky-bat-ngo-ra-tay-can-tro-quan-doi-nga-a341475.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan