Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 4/10/2020: UAV cảm tử Azerbaijan đang dùng từng rất "bá đạo" ở chiến trường Syria; sức mạnh tên lửa Israel từ chiến tranh Syria tới cuộc xung đột Nagorno-Karabakh...
UAV cảm tử Azerbaijan đang dùng từng rất "bá đạo" ở chiến trường Syria
Israel công bố IAI Harop là loại máy bay không người lái chống bức xạ , có nghĩa là nó sẽ dò ra nguồn phát sóng radar của đối phương và tấn công trực diện vào nguồn phát đó bằng cách đâm thẳng vào như một phương tiện đánh bom liều chết.
Một trong những mẫu UAV cảm tử từng làm mưa, làm gió tại Trung Đông của Israel hiện nay chính là IAI Harop hay còn gọi là IAI Harpy 2, do Tập đoàn công nghiệp hàng không IAI của Israel phát triển và được giới thiệu từ năm 2013.
Đây cũng được coi là một trong những loại máy bay không người lái có vũ trang đầu tiên trên thế giới có khả năng tự hành hoàn toàn. Ảnh: Ashow. |
Máy bay không người lái IAI Harop có thể hoạt động độc lập bằng các thông tin được lập trình sẵn mà không cần người điều khiển. Trong thời gian hoạt động được thiết lập sẵn, nếu IAI Harop không phát hiện hoặc không tấn công được bất cứ mục tiêu nào, nó sẽ tự quay về vị trí cất cánh ban đầu để hạ cánh.
Sức mạnh tên lửa Israel từ chiến tranh Syria tới cuộc xung đột Nagorno-Karabakh
Bên cạnh vũ khí Nga, vũ khí của Israel ngày càng thể hiện vai trò trong các cuộc xung đột gần đây, đáng kể nhất trong số này là tên lửa đạn đạo Lora. Mới đây quân đội Azerbaijan đã sử dụng tên lửa đạn đạo Lora do Israel sản xuất để tấn công vào khu vực Nagorno-Karabakh.
Đây là trường hợp đầu tiên được biết đến về việc sử dụng vũ khí chiến thuật của Israel trong tình huống chiến đấu thực tế tại khu vực xung đột này. Vũ khí Israel ngày càng xuất hiện nhiều trong các cuộc xung đột gần đây, giới quan sát nhận định, ngoài việc trợ giúp các lực lượng thân Israel, Tel-aviv còn nhân cơ hội quảng bá các loại vũ khí của mình.
Điểm đặc biệt của Lora là có quỹ đạo được lập trình với khả năng tự điều chỉnh đường bay nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Global Security. |
Tên lửa có chiều dài 4,7 - 5,2 m (tùy phiên bản); đường kính thân 0,62 m; trọng lượng phóng 1.600 - 1.800 kg. Tên lửa có thể mang theo đầu đạn nặng 440 - 600 kg, tầm bắn 250 - 300 km; độ sai số dưới 10 m.
Cơ cấu phóng tiêu chuẩn của Lora gồm 4 đạn tên lửa được bố trí trên xe KamAZ-6350 hoặc khung gầm khác tùy theo yêu cầu khách hàng.
Quân đội Anh cố gắng gây nhiễu S-400 của Nga ở Syria
Ngày nay, quốc gia thành viên thứ hai của NATO đã cố gắng gây ảnh hưởng đến hệ thống phòng không của Nga, đây được coi là hành động gây hấn công khai chống lại Nga.
Hệ thống bảo vệ S-400 do Tập đoàn Almaz-Antey sản xuất cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo-pháo, tên lửa tầm trung trong môi trường bị nhiễu sóng vô tuyến mạnh.
Radar S-400. Ảnh: Ausairpower. |
Tuy nhiên, những năm gần đây, trên nhiều tờ báo và phương tiện truyền thông quốc tế đã xuất hiện thông tin Không quân Hoàng gia Anh cùng với Hải quân Hoàng gia Anh đã tăng cường hoạt động gần biên giới Nga và Syria, nơi đặt các tổ hợp S-400 và S-300 nhằm thu thập thông tin và gây nhiễu.
Theo nguồn tin này, quân đội Anh đã nhiều lần quét tần số của các lưới an toàn này để giúp máy bay tác chiến điện tử tìm ra lỗ hổng trong hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Nga.
Đáng chú ý là ngay gần căn cứ quân sự Khmeimim của Nga trên lãnh thổ Syria có các căn cứ của Không quân và Hải quân Anh, điều này giúp đơn giản hóa công việc của NATO trong việc gây nhiễu các hệ thống phòng không của Nga như hệ thống phòng không S-400.
Hoạt động gây nhiễu đã không hiệu quả, bởi vì trong trường hợp có mối đe dọa nhỏ nhất, Nga sẽ phát hiện và nổ súng tiêu diệt.
Bích Thảo(T/h)