Nhà máy hạt nhân Ukraine bị tấn công
Nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, Energoatom, cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nằm ở phía Đông Nam Ukraine, đã bị cháy vào cuối ngày 6/8 (giờ địa phương). Nhà máy được cho là đã bị pháo kích, 3 màn hình phóng xạ trong nhà máy bị hư hỏng và 1 công nhân bị thương. Nga đã cáo buộc Ukraine có liên quan tới vụ việc.
Được biết, khu vực nhà máy Zaporizhzhia đã rơi vào tầm kiểm soát của Nga trong nhiều tháng qua. Ông Rafael Grossi, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đã đưa ra cảnh báo về sự vận hành của nhà máy và ảnh hưởng từ các cuộc giao tranh diễn ra xung quanh nhà máy đến sức khỏe và môi trường.
Lên tiếng về vụ tấn công hôm 6/8, ông Grossi nhận xét 'mọi nguyên tắc về an toàn hạt nhân tại nhà máy đều bị vi phạm'. Tuy nhiên, vụ pháo kích không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Lãnh đạo Tổ chức Ân xá Quốc tế của Ukraine từ chức
Người đứng đầu chương của Tổ chức Ân xá Quốc tế của Ukraine đã từ chức sau khi tổ chức nhân quyền công bố một báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã khiến dân thường bị tổn hại bằng cách tấn công vào các khu vực đông dân cư.
Trong một bài đăng trên Facebook, ông Oksana Pokalchuk chỉ trích Tổ chức Ân xá Quốc tế vì không nhận ra thực tế trong cuộc xung đột Ukraine và phớt lờ lời khuyên của các nhân viên, những người thúc giục tổ chức này sửa đổi báo cáo.
Báo cáo này cũng đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các quan chức Ukraine. Ông Pokalchuk nói rằng Bộ Quốc phòng Ukraine không có đủ thời gian để phản hồi các thông tin trên và gọi báo cáo là "công cụ tuyên truyền của Nga".
Thêm 6 chuyến hàng ngũ cốc rời các cảng Ukraine
Thêm 6 tàu chở hàng hóa nông nghiệp bị mắc két trong cuộc xung đột ở Ukraine đã nhận được giấy phép rời các cảng Biển Đen, mang theo hơn 236.000 tấn ngũ cốc.
Cơ quan giám sát thỏa thuận quốc tế dự định xuất khẩu 20 triệu tấn ngũ cốc ra khỏi Ukraine để cung cấp cho người dân châu Phi, Trung Đông và các khu vực châu Á. Cơ quan này cho biết các tàu chở hàng đã được thông quan trong gnafy 7/8. Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc hồi tháng trước đã nhất trí thành lập một hành lang trên biển cho phép các tàu chở hàng đi lại an toàn từ bờ biển phía Nam của Ukraine.
Các chuyến hàng được coi là bước khởi đầu đầy hy vọng nhưng vẫn còn xa giải pháp cho một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang trở nên trầm trọng hơn do xung đột.
Minh Hạnh (Theo USA Today)