Cơ sở tên lửa của Nga sắp hoạt động, một ngôi làng phải sơ tán
Cư dân địa phương của làng Nenoksa trên bờ biển Trắng của Nga được kêu gọi sơ tán khỏi nhà trong ngày 7/7 trước khi cơ sở thử tên lửa bí mật gần đó tiến hành một hoạt động không được tiết lộ.
Đây là nơi từng xảy ra tai nạn hạt nhân gây chết người vào mùa hè năm 2019 trong một vụ thử tên lửa.
Vào ngày 5/7, một thông báo đăng tải trên trang web của chính quyền địa phương cho biết từ 6h ngày 7/7 đến 18h ngày 8/7, làng Nenoksa sẽ nằm trong "khu vực nguy hiểm" vì một trung tâm khoa học của đơn vị quân đội 09703 có hoạt động nhưng không cho biết cụ thể.
Nga hé lộ nhiều nước muốn mua siêu tăng T-14
"Các nhà sản xuất Nga sẵn sàng cung cấp cho người mua tiềm năng cả hai hệ thống phòng không gồm S-300, S-400 và các thế hệ máy bay phản lực, trực thăng tiên tiến khác. Chúng tôi đang chuẩn bị bán tiêm kích đánh chặn MiG-35 và quảng bá mẫu siêu tăng T-14 Armata", TASS ngày 7/7 dẫn lời quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov từng nói rằng Nga có kế hoạch làm việc với các đối tác nước ngoài về khả năng xuất khẩu tăng T-14 vào năm 2021, song đã nhận được một loạt đề nghị thương lượng sớm.
Ông Manturov cũng cho biết T-14 đã được thử nghiệm trên chiến trường Syria và dự kiến những chiếc đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội Nga ngay trong năm 2020 để kiểm tra trước khi biên chế loạt vào năm sau.
Hé lộ chi phí duy trì quân đội Mỹ ở Đức trong 10 năm qua
Hé lộ chi phí duy trì quân đội Mỹ ở Đức trong 10 năm qua. (Ảnh: Reuters) |
Tờ Die Welt trích nguồn tin từ Bộ Tài chính Đức cho biết, trong 10 năm qua chính phủ Đức đã chi gần 1 tỉ euro cho việc duy trì quân đội Mỹ.
Theo đó, phần lớn số tiền này dành cho công việc xây dựng, và phần còn lại là “chi phí cho hậu quả của các hoạt động phòng thủ”. Bao gồm, các khoản thanh toán hỗ trợ cho các cựu nhân viên của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, bồi thường bảo hiểm thiệt hại do lính Mỹ gây ra và hoàn trả khoản đầu tư của quân đội Hoa Kỳ vào các căn cứ.
Bộ Tài chính Đức cho biết, 648,5 triệu euro được cấp cho các khoản tài trợ xây dựng, 333,9 triệu euro cho "những công việc" thuộc chi phí quốc phòng.
Tuy nhiên, theo Die Welt, chi phí của Hoa Kỳ cho việc duy trì quân đội của họ cao hơn nhiều lần so với người Đức.
Mộc Miên (T/h)