Hàn Quốc-Úc ký hợp đồng vũ khí ‘khủng’
Trong chuyến thăm Úc nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc-Úc, Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã chứng kiến lễ ký hợp đồng quốc phòng lớn đầu tiên giữa Úc và một nước châu Á, đẩy lùi những lời bóng gió của Trung Quốc rằng Úc phân biệt chủng tộc và không quan tâm đến quan hệ gần gũi với các quốc gia châu Á.
Đây là lần đầu tiên hệ thống pháo tự hành K9 được bán cho một thành viên của liên minh tình báo "Ngũ Nhãn. Nhóm "Ngũ nhãn" bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand.
Theo hợp đồng trị giá 1 tỷ đô la Úc, tập đoàn quốc phòng Hàn Quốc Hanwha sẽ chế tạo 30 pháo tự hành K9 và 15 xe bọc thép tiếp đạn AS10. Thỏa thuận này dự kiến sẽ tạo ra 300 việc làm gần thị trấn Geelong của Hàn Quốc. Các nhà quan sát khẳng định, việc làm là "tiêu chuẩn vàng" cho giá trị của bất kỳ thương vụ vũ khí nào.
Nga doạ triển khai tên lửa tầm trung đến phần lãnh thổ châu Âu để đáp trả NATO
Ngày 13/12, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo nước này sẽ buộc phải có hành động quân sự tương ứng để đáp trả nếu phương Tây khước từ tham gia lệnh cấm triển khai tên lửa tầm trung tại châu Âu, Reuters đưa tin.
Sau khi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sụp đổ với sự rút lui của Mỹ, Nga đã quyết liệt tìm kiếm một thoả thuận để đảm bảo tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất không xuất hiện ở lục địa châu Âu, coi đây là một trong những đảm bảo an ninh sống còn.
Theo quan chức Nga, Moscow đã đơn phương ban bố một lệnh cấm triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu và trên thực tế chưa đưa bất cứ hệ thống tên lửa tầm trung nào đến phần lãnh thổ châu Âu, tính từ phía Tây dãy núi Ural. Nga kêu gọi Mỹ và NATO có hành động tương tự để giảm căng thẳng.
Nga cân nhắc khởi đóng một siêu tàu sân bay thế hệ mới
Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) đã sẵn sàng đóng cho Hạm đội Hải quân Nga một siêu tàu sân bay thế hệ mới, tuy nhiên quyết định cụ thể về việc này hiện vẫn chưa được đưa ra.
Cụ thể, ông Andrey Yelchaninov - Phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng quản trị Ủy ban Công nghiệp - Quân sự (MIC) Nga đã phát biểu về điều này trong cuộc trả lời hãng thông tấn RIA Novvosti nhưng cho biết dự án đang được xem xét một cách nghiêm túc.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc đóng tàu sân bay mới do còn nhiều vướng mắc phải xem xét. Vấn đề hiệu lực đóng hàng không mẫu hạm cho Hải quân Nga cũng đang được cân nhắc.
Tuy nhiên bất kể quyết định trong tương lai như thế nào, các phòng thiết kế đang phát triển nhiều bản vẽ tàu sân bay. Trước đó người đứng đầu USC - ông Alexei Rakhmanov cũng tuyên bố họ sẵn sàng đóng một tàu sân bay mới.
Mộc Miên (T/h)