+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống ngày 27/3: Nữ điều dưỡng cấp cứu người đàn ông tại nhà hàng ở Đà Nẵng

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 27/3/2024. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 27/3/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Nữ điều dưỡng cấp cứu người đàn ông tại nhà hàng ở Đà Nẵng

    Báo Người Lao Động đưa tin, theo video ở một nhà hàng tại quận Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) ghi lại, vào 20h ngày 24/3, trong khi đang ăn cùng với vợ, ông N.J. (quốc tịch Ấn Độ) xuất hiện choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.

    Gần như ngay lập tức, theo phản xạ, điều dưỡng viên Đặng Thị Hạ (nhân viên của Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) đang ngồi ăn cùng bạn ở bàn bên cạnh lao đến kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng xung quanh gọi cấp cứu 115 hỗ trợ. Nữ điều dưỡng cũng tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho người đàn ông.

    Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ, bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở địa phương.

    tin tuc doi song ngay 2732024 nu dieu duong cap cuu nguoi dan ong tai nha hang o da nang2
    Nữ điều dưỡng nhanh chóng tiến hành cấp cứu cho người đàn ông. Ảnh: Người Lao Động

    Theo thông tin ban đầu, người đàn ông nói trên đi du lịch cùng vợ tại TP.Đà Nẵng. Du khách này có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

    Hai ngày trước khi bị tình trạng trên, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa. Trong lúc đang ăn tối cùng vợ, người bệnh đã đứng lên rời khỏi bàn ăn nhưng chỉ ít giây sau đó, ông xuất hiện ngừng tim. May mắn, sau khi được cấp cứu kịp thời, du khách này đã tỉnh.

    Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân phổ biến gây ngừng tuần hoàn là rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi không được phát hiện và cấp cứu ngừng tim kịp thời.

    Đắp lá thuốc nam tự chữa viêm da ở nhà, bé 4 tháng tuổi phải nhập viện

    Theo tạp chí Gia Đình Việt Nam, Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vừa điều trị cho một bé trai 4 tháng tuổi vì hai bên má loét trợt, nề đỏ, chảy dịch do tự chữa viêm da tại nhà.

    Gia đình kể, bé xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa vùng mặt từ nhiều ngày trước, đã khám, điều trị ngoại trú và đỡ. Cách đây khoảng một tuần, người nhà có dùng thuốc nam đắp lên hai bên má.

    Sau đắp thuốc nam, má bé xuất hiện loét trợt, phù nề, chảy nước. Bé khó chịu, quấy khóc, được nhập viện điều trị, theo dõi. Sau 3 ngày điều trị tích cực, các vết loét trợt, phù nề giảm mạnh, không còn chảy nước, hai má của bé hồi phục nhanh.

    Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên tự chữa bệnh cho con bằng cách đắp các loại lá cây lên mặt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đắp lá cây chữa trị tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, có thể gây phù nề, bội nhiễm, thậm chí hoại tử da.

    Khi có những biểu hiện bệnh lý, người dân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

    Người đàn ông bị khuyết hổng da đầu rất hiếm gặp

    Theo thông tin trên báo Đồng Nai, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất vừa thực hiện thành công ca che khuyết hổng da vùng đỉnh đầu hiếm gặp cho một bệnh nhân.

    tin tuc doi song ngay 2732024 nu dieu duong cap cuu nguoi dan ong tai nha hang o da nang11
    Vùng da đầu của người bệnh trước và sau khi được che khuyết hổng. Ảnh: Báo Đồng Nai

    Cụ thể, nam bệnh nhân Đ.B.T. (42 tuổi, ngụ huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, vùng đầu bị khuyết hổng kích thước lớn (5x8cm). Sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – bỏng đã tiến hành phẫu thuật che phủ phần mềm cuống mạch rời (xoay vạt da) cho bệnh nhân.

    Theo bác sĩ CKI Nguyễn Tá Uý, đây là ca khuyết hổng da đầu hiếm gặp. Nếu không thực hiện che khuyết hổng da đầu thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm nguy hiểm.

    Phẫu thuật chuyển vạt là một kỹ thuật khó, phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm của các bác sĩ, kỹ thuật viên. Việc che phủ khuyết hổng phần mềm bằng các phương pháp tạo hình đem lại chức năng, hình thể cho các cơ quan bị tổn thương. Qua đó, giúp phần da đầu của bệnh nhân có thể phục hồi lại tóc, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-ngay-27-3-2024-nu-dieu-duong-cap-cuu-nguoi-dan-ong-tai-nha-hang-o-da-nang-a615994.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan