+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/2/2019: Quý ông U60 bị nhân tình cắt đứt “của quý”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/2/2019. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 7/2/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 7/2/2019. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 7/2/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Quý ông U60 bị nhân tình cắt đứt “của quý”

    BV Việt Đức vừa cấp cứu, phẫu thuật nối ghép “của quý cho nam bệnh nhân Đặng Văn Dũng, 55 tuổi bị bạn tình cắt gần đứt lìa.

    Bệnh nhân cho biết, sau khi ly hôn, ông sống như vợ chồng với một phụ nữ. Song thỉnh thoảng, ông Dũng vẫn “qua lại” bên ngoài với người khác nữa. Vì ghen tuông với người phụ nữ sống chung nhà với ông Dũng, nên nhân tình đã dùng dao gọt hoa quả cắt phăng “của quý” của bạn tình.

    Bác sĩ phẫu thuật nối dương vật cho bệnh nhân.

    May mắn, ông Dũng gọi người đưa đến BV Việt Đức cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên ngay cả khi đã nhập viện, cô nhân tình vẫn đến tận BV để doạ sẽ... cắt tiếp.

    Ekip bác sĩ đã phải mất hơn 8 tiếng để nối vi phẫu tĩnh mạch, động mạch, gân, cơ, thần kinh trên dương vật cho bệnh nhân. May mắn, sau nối ghép, “cậu nhỏ” của bệnh nhân sống tốt, vừa được xuất viện trước Tết.

    Theo các bác sĩ, khi gặp tai nạn dương vật bị đứt lìa cần phải được bảo quản đúng cách trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

    Theo đó, khi dương vật bị cắt, trước hết nạn nhân cần giữ bình tĩnh, lấy khăn sạch đè ép vào vết thương để cầm máu. Nếu bị cắt rời, cần rửa sạch phần đứt rời, nắn ép nhẹ nhàng cho máu ứ chảy ra, sau đó quấn trong khăn ướt bỏ vào túi nhựa sạch rồi bỏ cả túi vào hộp có đá lạnh.

    Tuyệt đối không được bỏ dương vật bị cắt trực tiếp vào hộp nước đá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.

    Tỉ lệ nối thành công có thể lên tới 80-90% khi bệnh nhân được chuyển đến tuyến chuyên khoa kịp thời, tối ưu là trước 6 giờ sau khi dương vật bị cắt rời.

    Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương của dương vật và thời gian từ khi dương vật bị cắt rời đến khi được đưa đến bệnh viện chuyên khoa.

    Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật thêm nhiều lần sau khi nối để phục hồi chức năng cho các bộ phận được chắp nối, tuy nhiên rất khó để hồi phục hoàn toàn như trước.

    Cứu sống nam thanh niên bị đâm thấu tim

    Ngày 7/2, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, vừa cứu sống một nam thanh niên tự đâm xuyên tim mình từ mặt trước ra mặt sau.

    Trước đó, vào lúc 18h ngày 6/2 (mùng 2 Tết Kỷ Hợi) bệnh nhân T.P.C. (27 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng bệnh nhân nguy kịch, lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được.

    Theo bác sĩ Phạm Văn Phương - Trưởng khoa Ngoại lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, đây là một ca phẫu thuật rất khó do bệnh nhân sốc mất máu nặng. Vết thương xuyên thấu thủng cả mặt sau vị trí rất khó khâu trong khi tim đang đập nên rất dễ ngưng tim khi xử trí. Bên cạnh đó, vết thương tâm thất trái nên áp lực máu cao, khâu vết thương khó và rất dễ bục vết mổ.

    Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện

    Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân có dịch màng tim trung bình, dịch màng phổi trái nhiều nên nhanh chóng được phẫu thuật.

    Tại đây, bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực Mạch máu và ê kíp tiến hành gây mê nội khí quản, vừa hồi sức vừa bơm máu. Mở ngực trước bên trái và cắt mở rộng màng tim bên trong, các bác sĩ phát hiện vết thương thủng tâm thất trái 2cm phụt máu khi mở rộng màng tim.

    Phát hiện vết thương thủng tâm thất trái 2cm phụt máu khi mở rộng màng tim. Phẫu thuật viên phải dùng ngón tay bịt lại khâu vết thương. Khâu xong phía sau tiếp tục dâng máu lên. Bác sĩ thám sát mặt sau, phát hiện lỗ thủng 1cm phụt máu do vết thương xuyên thấu ra mặt sau. Bác sĩ tiếp tục bịt vết thương và khâu mặt sau của tim. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân phải truyền 10 đơn vị máu (mỗi đơn vị 350ml).

    Sau ca phẫu thuật, hiện bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt và vẫn đang nằm theo dõi tại bệnh viện.

    Thương tâm hai cháu bé bị pháo nổ nát tay ngày Tết

    Cuối chiều ngày 7/2 tức ngày mùng 3 Tết, tin từ bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết các bác sĩ tại bệnh viện vừa cấp cứu cho hai cháu bé bị dập bàn tay do pháo nổ.

    Do chơi pháo nên hai cháu bé bị pháo nổ nát tay phải nhập viện cấp cứu.

    Theo đó, trong 2 ngày mùng 1 và mùng 2 Tết (tức 5 và 6/2) bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cho hai cháu bé là N.L.B.K (5 tuổi) và bé N.D.D (8 tuổi, cùng ngụ Đồng Nai).

    Hai cháu bé cùng nhập viện trong tình trạng bàn tay trái bị bầm dập, phù nề và chảy máu, khóc la vì đau.

    Qua thăm khám, các bác sĩ của khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng của bệnh viện xác định cả hai trường hợp đều chỉ bị chấn thương phần mềm nên đã tiến hành rửa vết thương, cắt lọc phần thịt bị dập nát và sử dụng thuốc điều trị cho các cháu.

    Sau khi được bác sĩ xử lý vết thương, các cháu tiếp tục được nằm lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi, điều trị. Dự kiến, khoảng 2 tuần sau, khi vết thương ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành ghép da vào phần thịt bị tổn thương cho hai bé để lấp đầy những tổn thương.

    Theo người nhà của hai bé kể lại thì nguyên nhân bị dập tay là do chơi pháo và pháo nổ gây ra.

    Bác sĩ tại bệnh viện cho biết ngoài hai trường hợp này, hơn 10 năm qua bệnh viện không ghi nhận trường hợp nào trẻ nhỏ nhập viện do nổ pháo gây ra bởi thường tình trạng chơi pháo xảy ra ở độ tuổi lớn hơn.

    Người phụ nữ sống cùng nhà với 4 con lợn cưng

    Với Jenny Tsai, một nhà thiết kế web ở Đài Trung, năm nào cũng là năm con lợn bởi cô đang sinh sống cùng 4 con lợn trong căn chung cư 9 tầng, theo AFP.

    “Những con lợn rất đáng yêu”, cô nói. “Khi tôi ốm, chúng sẽ ở cạnh bầu bạn cùng tôi. Nhưng bạn không thể giả ốm bởi chúng sẽ phát hiện ra và phá phách đồ đạc”.

    Người phụ nữ 43 tuổi bắt đầu nuôi lợn cưng cách đây 12 năm khi gia đình cô được tặng con heo con tên “Little Du”. Nay con lợn này đã nặng 65 kg.

    “Khi con lợn của hàng xóm đẻ, ngày nào tôi cũng tới xem một cách say mê đến mức cha và anh trai đã mua cho tôi một con”, Tsai chia sẻ.

    Trong những năm qua, cô đã bắt thêm 6 con lợn bị chủ bỏ rơi hoặc cho đi, 3 trong số đó đã chết.

    4 con lợn còn lại sống sung sướng dưới sự chăm sóc của Tsai. Chúng sống ở căn phòng lớn nhất của căn hộ trong khi Tsai và bạn của cô sống ở phòng nhỏ hơn.

    Mỗi con lợn của Tsai đều có chăn, quần áo, bát và dây xích riêng trong khi căn hộ được trang trí bằng những bức tượng nhỏ, đệm, tranh ảnh, bát và nồi cũng in hình lợn.

    Nhưng theo Tsai, nuôi lợn không dễ. Cô đã từng nuôi một con lợn con 5 ngày với 4 tiếng lại cho nó bú bình sữa một lần.

    Cô cũng từng nuôi một con lợn tàn tật nhặt từ bãi rác. Mỗi khi đi đâu cô đều phải cho nó vào xe đẩy.

    “Lợn rất khó nuôi, chúng có thể phá phách, cắn xé và ăn rất nhiều”, Tsai nói.

    Theo cô, không giống như chó hay mèo, hiện chưa có khách sạn thú cưng dành cho lợn nên chủ của chúng “không thể đi đâu xa và phải hy sinh nhiều”.

    Bất chấp những trở ngại đó, Tsai cho biết những con lợn cưng đã mang lại cho cô nhiều niềm vui suốt nhiều năm qua.

    Tsai lo lắng trong năm mới Kỷ Hợi sẽ có nhiều con lợn nuôi bị bỏ rơi.

    Hai trang Facebook mà cô làm chủ với khoảng 2.000 người hâm mộ cho thấy số lượng người muốn xin ý kiến về việc nên giữ lại hay cho đi lợn cưng ngày càng tăng.

    “Tôi hy vọng mọi người hiểu rằng nuôi lợn không dễ dàng. Tôi nghĩ họ nên nói chuyện với những người có kinh nghiệm và xem liệu mình có đủ thời gian và không gian trước khi nuôi lợn hay không”.

    Tsai cho biết cô thường không nhận nuôi những con lợn bị bỏ rơi, đặc biệt là những con đã lớn. “Không ai muốn nuôi một con lợn đã lớn và nếu một số người muốn nó, họ có thể có một động cơ bí mật khác - chẳng hạn như giết thịt”.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-722019-quy-ong-u60-bi-nhan-tinh-cat-dut-cua-quy-a262211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan