Tin tức đời sống mới nhất ngày 18/12/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 18/12/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.
Xót xa người đàn bà nuôi 3 con nhỏ giữa nghĩa địa
Bốn mẹ con phải sống trong căn nhà lụp xụp giữa nghĩa địa suốt gần chục năm nay, đó là hoàn cảnh bà Nguyễn Thị Tâm (SN 1969) trú tại thôn Trường Hải, Xuân Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Nói là nhà nhưng thật ra nó không khác gì một túp lều. Căn nhà rộng chưa đầy 20m2, trong nhà không có một vật dụng gì đáng giá và điều đáng nói là nó nằm ngay giữa nghĩa địa của thôn Trường Hải.
Chia sẻ về cuộc sống của mình bà Tâm nói: "Tôi lấy chồng tính đến nay được hơn 13 năm, đó cũng là khoảng thời gian tôi phải nếm đủ mùi cay đắng, khổ cực. Chồng tôi suốt ngày say xỉn, không chịu được cảnh đấy, tôi đành dọn ra ở riêng một mình nuôi 3 đứa con nhỏ trong túp lều giữa nghĩa địa này".
Bốn mẹ con bà Tâm nương tựa nhau trong căn nhà lụp xụp. |
Trong căn nhà nhỏ khốn khó, bốn mẹ con nương tựa nhau, lần tìm chút ánh sáng trong đêm đen nghịch cảnh. Đứa con đầu của bà Tâm mới 12 tuổi, đứa út 8 tuổi. Hàng ngày ngoài dăm ba sào ruộng, bà Tâm còn phải đi nhặt những cành củi trong rừng về bán kiếm thêm chút tiền nhỏ để mẹ con sống qua ngày.
Lao lực quá nhiều, bà Tâm mắc chứng gai cột sống, thường xuyên bị đau nên việc mưu sinh càng thêm nhọc nhằn. Thiếu đi người đàn ông trụ cột trong gia đình, người phụ nữ này phải đảm trách muôn vàn nỗi lo toan mà lẽ ra có chồng, có vợ cùng san sẻ.
Nhiều lần bà Tâm rơi vào tình cảnh bế tắc, những khi mùa mưa bão đến, một mình người phụ nữ bất hạnh này lại thấp thỏm lo âu vì căn nhà lụp xụp có thể bị gió lùa đi lúc nào không hay.
Bà Hương (hàng xóm của bà Tâm) chia sẻ: "Hoàn cảnh mẹ con bà Tâm cực kỳ khốn khó, hàng xóm cũng thương tình, có gì ăn cũng hay mang sang cho. Tuy nhiên, tình cảm làng xóm cũng chỉ giúp nhau được chút ít vậy thôi, vì vùng quê nghèo chúng tôi hầu như hoàn cảnh mọi người đều khó khăn".
Nhìn khuôn mặt khắc khổ của bà Tâm có thể cảm nhận được những vất vả mà mấy chục năm nay bà phải gánh chịu. Làn da khô đen sạm bởi cái nắng gió ở miền trung, gương mặt gầy gò bởi thiếu ngủ. Nhưng cho dù còn một chút sức nhỏ, bà vẫn gắng gượng để chăm lo cho 3 đứa con.
Người phụ nữ tử vong sau 5 phút ngâm chân với nước nóng
Mới đây một phụ nữ 46 tuổi ở Trung Quốc sau khi đi làm về vào lúc nửa đêm đã pha nước nóng ngâm chân để khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể, giúp giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, sau khi ngâm được khoảng 5 phút, bà bất ngờ ngã bất tỉnh. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng người phụ nữ này vẫn không qua khỏi.
Một người phụ nữ 46 tuổi ở Trung Quốc đã ngất xỉu tại nhà khi ngâm chân với nước nóng và qua đời ngay sau đó. Ảnh minh họa. |
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân tử vong do phình và vỡ mạch máu não nguyên nhân đến từ hành động ngâm chân.
Đây là chứng mạch máu phình to trong não trông giống như một khối u nhỏ. Thông thường, túi phình mạch thường vỡ ở vị trí động mạch não giữa hoặc màng não, làm cho mạch não bị rò rỉ hoặc vỡ gây xuất huyết não, dẫn đến đột quỵ, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
"Khi thời tiết và cơ thể đang lạnh, bệnh nhân đột nhiên nhúng chân vào nước nóng khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc nhiệt, máu lưu thông nhanh hơn, các mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến phình và vỡ gây tử vong", các bác sĩ thông tin.
Trước đây, các bệnh về mạch máu não được coi là bệnh lão khoa. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng ở người trẻ do áp lực công việc, thức khuya, hút thuốc, không tập thể dục... Nếu bệnh nhân gặp một trong các dấu hiệu trên, gia đình cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám chữa và điều trị kịp thời.
Không chỉ ngâm chân trong nước nóng, bác sĩ cũng khuyến cáo trong mùa đông mọi người nên cẩn thận với những hành động gây thay đổi nhiệt độ bất ngờ như: tắm nước nóng, gội đầu, xông hơi,... Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh vào mùa đông; hạn chế ăn những thực phẩn dầu mỡ, uống rượu và hút thuốc lá.
Ấn Độ: 11 người thiệt mạng vì ăn gạo nhiễm độc
Một quan chức y tế K. H. Prasad của quận Chamraj Nagar, Ấn Độ cho biết, đã có 11 người thiệt mạng và 93 người khác nhập viện sau khi ăn phải gạo nhiễm độc. Trong đó, 29 bệnh nhân nhập viện đều phải thở máy vì suy hô hấp. Các bệnh nhân đều trong tình trạng bị ỏi mửa, tiêu chảy.
Thủ hiến bang Karnataka H. D. Kumaraswamy đến bệnh viện thăm nạn nhân ăn phải gạo nhiễm độc. Ảnh AFP |
Thủ hiến bang Karnataka H. D. Kumaraswamy đã gửi lời chia buồn cùng gia đình các nạn nhân và tuyên bố bồi thường 500.000 rupee (7.000 USD) cho mỗi gia đình có người chết vì ăn gạo nhiễm độc.
Được biết, Lễ hội văn hóa ở Ấn Độ thường chịu sự quản lý kém trong khi cảnh sát và các tình nguyện viên bị choáng ngợp trước số lượng đông đảo người tham gia.
Năm ngoái một vụ giẫm đạp tại một lễ hội ở bang West Bengal đã khiến 6 người thiệt mạng. Năm 2016 một vụ tương tự ở Uttar Pradesh cũng giết 24 người.
Thu Hằng(T/h)