Tin thời sự mới nóng nhất 12/5: Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý xe "chây ỳ" lắp camera giám sát
(ĐS&PL) - Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 12/5/2022. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 12/5/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.
Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý xe “chây ỳ” lắp camera giám sát
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi thanh tra Sở Giao thông vận tải các địa phương về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lắp camera trên xe ôtô kinh doanh vận tải trong vòng một tháng (20/5 - 20/6/2022).
Theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, các ôtô kinh doanh vận tải từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo phải hoàn thành việc lắp camera giám sát trên xe ôtô trước ngày 31/12/2021.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc còn nhiều xe ôtô kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát và số xe bị xử phạt ít.
Để tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đề nghị thanh tra các Sở Giao thông tận tải kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lắp camera trên xe ôtô kinh doanh vận tải; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến camera giám sát lắp trên xe ôtô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện đợt cao điểm từ ngày 20/5 đến ngày 20/6/2022.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, số xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo thuộc diện phải lắp camera giám sát trên cả nước là gần 207.000 xe.
Đến giữa tháng 4/2022, tổng số phương tiện đã lắp đặt và truyền dữ liệu về hệ thống xử lý dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam khoảng trên 150.000 xe, đạt tỷ lệ khoảng 72%. Số phương tiện hơn 50.000 xe còn lại chưa lắp có thể do nguyên nhân đã ngừng hoặc chưa hoạt động kinh doanh vận tải trở lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo quy định tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, xe kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt 1 - 2 triệu đồng đối với lái xe; phạt từ 5 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và 10 - 12 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định. Phương tiện bị thu hồi phù hiệu kinh doanh vận tải 1 - 3 tháng.
Các tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu chậm triển khai thu phí không dừng
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng về việc triển khai lắp đặt tiếp làn thu phí không dừng (ETC) còn lại ở các trạm thu phí đường bộ.
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các tỉnh cần có chế tài xử lý nhà đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng về việc triển khai hệ thống ETC, đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tiến độ và chất lượng trong quá trình triển khai nhiệm vụ này.
Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh, thành trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống ETC bảo đảm tiến độ, đồng bộ, kết nối liên thông.
Hiện năm địa phương đang quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về việc lắp đặt hệ thống ETC đối với 11 trạm thu phí. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu của Thủ tướng về việc chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp các địa phương này cần lắp 58 làn ETC.
Cụ thể, Quảng Ninh 22 làn/7 trạm, Bình Phước 24 làn/6 trạm, Bình Dương 4 làn/2 trạm, Lâm Đồng 2 làn/1 trạm.
Sửa luật, đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế
Bộ Y tế vừa gửi lấy ý kiến các bộ ngành liên quan Dự thảo Luật BHYT sửa đổi (dự thảo lần 1).
Dự luật vẫn cơ bản giữ nguyên mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức lương như hiện hành, nhưng điều chỉnh mức đóng BHYT hộ gia đình. Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, từ người thứ hai trở đi bằng 80% mức đóng của người thứ nhất.
Trong khi theo quy định của luật hiện hành, với nhóm tham gia BHYT hộ gia đình, mức đóng người thứ nhất tối đa bằng 6% lương cơ sở (theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng cụ thể áp dụng hiện là 4,5% lương cơ sở), nhưng từ người 2 thứ trở đi giảm dần. Cụ thể, người thứ 2 đóng BHYT bằng 70% mức đóng của người thứ nhất, người thứ 3 đóng bằng 60%, người thứ 4 đóng bằng 50%, và từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% của người thứ nhất.
Nếu quy định trên được thông qua, mức đóng BHYT hộ gia đình với người thứ nhất vẫn không đổi, nhưng người thứ 2 sẽ tăng thêm 10%, người thứ 3, 4 và 5 trở đi tăng lần lượt 20%, 30% và 40% mức đóng so với hiện hành.
Về mức hưởng, ban soạn thảo dự luật đề xuất giảm mức hưởng chi trả BHYT của một số nhóm đối tượng từ 100% hiện hành xuống 95% (điều 27), gồm: Người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ dưới 6 tuổi; người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người từ đủ 80 tuổi trở lên; hộ nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn; người sống tại khu vực đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công…
Về quyền lợi, Dự luật bổ sung thêm một số dịch vụ khám chữa bệnh được BHYT chi trả, như: Điều trị dự phòng bệnh tật; dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; khám thai định kỳ; sàng lọc trước và sau sinh, bệnh lây truyền từ mẹ sang con; sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh mạn tính; khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người khuyết tật nặng; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em sinh non, trẻ suy dinh dưỡng nặng...
Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã thực hiện khảo sát thực địa và có báo cáo bước đầu về động đất liên tiếp ở Kon Tum.
Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã thực hiện khảo sát thực địa và có báo cáo bước đầu về động đất liên tiếp ở Kon Tum.
Vụ tai nạn khiến xe ôtô bị hư hỏng nặng phần đầu, còn tài xế bị thương nhẹ. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để xem xét, bảo vệ hiện trường và lập biên bản ban đầu về vụ việc.