Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị. Cùng tìm hiểu về cách kéo giãn cột sống, ưu điểm và nhược điểm đối với chứng thoát vị, cũng như các lưu ý cần quan tâm… dưới đây.
Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách kéo giãn cột sống hiện đang được nhiều bệnh nhân quan tâm, vì đây là biện pháp điều trị không cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật tái tạo, mà chỉ cần dùng lưc kéo tác động vào vị trí đau.
Theo y học hiện đại, kéo giãn cột sống còn được gọi là Chiropractic - tạm dịch là phương pháp kéo nắn xương khớp, thường được áp dụng trong thời gian tối thiểu 1 tháng với những cơn đau lưng dưới, và được chỉ định ở những bệnh nhân bị lồi đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm.
Về tác dụng, kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm có thể mang lại những công dụng tích cực như sau:
- Làm giảm đau nhức, thông qua việc giảm lực nội địa đĩa đệm, giảm co cứng, giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
- Khôi phục hình dáng ban đầu của cột sống, thu nhỏ đĩa đệm mới thoát vị về vị trí vốn có, giúp người bệnh hoạt động dễ dàng hơn.
Về chế độ, có thể chia phương pháp kéo giãn cột sống thành 2 loại:
- Kéo giãn liên tục: Áp dụng trong trường hợp các cơn đau cấp tính.
- Kéo giãn ngắt quãng: Áp dụng với người bệnh thoát vị đĩa đệm mãn tính.
Về phương pháp, kéo giãn được chia thành:
- Kéo giãn cột sống cổ.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng.
Về công cụ hỗ trợ, thường có:
- Máy kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm.
- Đai đeo lưng cố định cột sống.
- Xà đơn.
Ưu và nhược điểm của phương pháp kéo giãn cột sống:
Là phương pháp điều trị bệnh bằng lực tác động, kéo giãn cột sống mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng cũng tiềm ẩn các rủi ro khó lường. Do đó, người bệnh trước khi áp dụng bắt buộc phải tham khảo ý kiến bác sỹ và nếu được, cần thực hiện trước sự quan sát của bác sỹ hoặc những người có chuyên môn.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ưu và nhược điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng kéo giãn.
Ưu điểm: Giúp giảm đau, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm hiệu quả.
Nhược điểm: Có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm và một số tai biến. Khi thực hiện cần có sự cho phép của bác sỹ.
- Một số tai biến có thể gặp phải như:
+ Rối loạn mạch đập, choáng váng do huyết áp thay đổi.
+ Do áp lực nội đĩa đệm giảm đột ngột, vùng bị kéo giãn có thể bị đau dữ dội hơn, nhưng cơn đau có thể hết nhanh sau khi nghỉ ngơi tại chỗ.
+ Nếu tập quá sức chịu đựng, có thể trong lần đầu sẽ bị đau ở thắt lưng.
+ Với kéo giãn cột sống cổ không đúng cách, người bệnh có thể bị tê chân tay, thậm chí liệt hoặc đột quỵ.
- Những người sau đây không được kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm:
+ Người bị viêm cột sống dính khớp, bị thoái hóa cột sống.
+ Người bị cao huyết áp, loãng xương, chấn thương cột sống biến dạng.
+ Người bị bệnh ống tủy, tủy bị chèn ép tổn thương.
+ Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp (hội chứng đuôi ngựa), u cột sống, áp xe lưng, lao cột sống.
+ Phụ nữ đang có kinh hoặc mang thai.
Ngoài cách kéo giãn cột sống, người bệnh cũng có thể điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian, tập vật lý trị liệu và sử dụng thêm viên uống thảo dược xương khớp Aria. Aria là viên uống hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả thông qua cơ chế tiêu viêm, giảm đau, phục hồi…
Để được tư vấn đầy đủ hơn về kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm và thảo dược Aria, bạn đọc có thể truy cập website SIEUTHISONGKHOE.COM hoặc gọi đến hotline 0888 533 350.
Trên đây là các thông tin cơ bản và tương đối đầy đủ về phương pháp kéo giãn cột sống. Về chi tiết cách thực hiện, cần sự tham vấn và hướng dẫn của bác sỹ chuyên môn, do đó trước khi thực hiện bạn phải liên hệ bác sỹ.
Trang