Trước khi điện đàm với lãnh đạo nước khác, tổng thống Mỹ phải nắm được thông tin cá nhân của đối phương, như hỏi thăm nếu chồng hoặc vợ lãnh đạo bên kia đầu dây đang ốm.
"Xin chào, tôi có thể nói chuyện với ngài tổng thống không?" không phải là một yêu cầu có thể đưa ra đột ngột. Các cuộc điện đàm giữa lãnh đạo thế giới được chuẩn bị trước kỹ càng bởi nhân viên của cả hai nước, theo Vnexpress.
"Nếu hai nước có quan hệ bền vững thì thủ tục có thể đơn giản, với đội ngũ nước này gửi yêu cầu cho nước bên kia, nói rằng lãnh đạo của chúng tôi muốn nói chuyện với lãnh đạo của các bạn", Stephen Yates, từng là phó cố vấn an ninh quốc gia cho cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney, nói.
Tổng thống Donald Trump điện đàm với các lãnh đạo thế giới - Ảnh: NDTV. |
Đối với các quốc gia không liên hệ thường xuyên, đại sứ có thể gửi yêu cầu chính thức thay mặt cho lãnh đạo của họ. Họ sẽ vạch ra chương trình nghị sự và lý do cho cuộc gọi, nếu được đồng ý thì cuộc điện đàm sẽ được sắp xếp vào lịch trình của tổng thống, theo BBC.
Tổng thống Mỹ có thể điện đàm từ gần như tất cả mọi nơi, Phòng Bầu dục, Phòng Tình huống hay cả trên chuyên cơ Không lực Một. Nếu tổng thống muốn gọi video thì ông có thể gọi trong Phòng Tình huống hoặc Phòng Roosevelt - phòng họp hình chữ nhật lớn không có cửa sổ ở tầng trệt Nhà Trắng, hay Trại David – nơi tổng thống đi nghỉ.
[mecloud]sgBLUd3UU5[/mecloud]
Các lãnh đạo thế giới thường được chuẩn bị thông tin kỹ trước khi nói chuyện với nhau. Tổng thống Mỹ nhận được một hồ sơ từ Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), cơ quan tư vấn về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.
Nếu đó là một cuộc gọi xã giao đơn giản thì thông tin được cung cấp có thể cơ bản, bao gồm thông chi tiết về người khởi xướng cuộc gọi, hai hoặc ba điểm nội dung nên nhắc đến. Cũng có thể có một số thông tin cá nhân cần phải biết, chẳng hạn như hỏi thăm nếu chồng hoặc vợ lãnh đạo bên kia đầu dây đang ốm.
Nếu chủ đề nhạy cảm thì NSC sẽ cung cấp cho tổng thống thêm một báo cáo ngắn và họ cũng theo dõi cuộc điện đàm. Một số người được lắng nghe cuộc điện đàm, bao gồm các phụ tá và phiên dịch
Ngay cả khi các nhà lãnh đạo thành thạo ngoại ngữ thì họ thường điện đàm bằng tiếng mẹ đẻ. "Đó là cách thể hiện sự tự hào quốc gia, đồng thời cũng để tránh hiểu lầm và giữ nguyên sắc thái", Kevin Hendzel, từng là nhà ngôn ngữ học của Nhà Trắng nói.
Theo Dân Trí, các nhà lãnh đạo trên thế giới thường không nghe điện thoại một mình. Sẽ có nhiều người khác ngồi cùng với họ trong quá trình cuộc điện đàm diễn ra, trong đó đó có các trợ lý và người phiên dịch.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và người đồng cấp Nga Vladimir Putin - Ảnh: Getty. |
Ngay cả khi các lãnh đạo thông thạo tiếng nước ngoài thì họ vẫn ưu tiên chọn tiếng mẹ đẻ để trò chuyện. Theo Kevin Hendzel, từng là chuyên gia ngôn ngữ tại Nhà Trắng, “đôi khi đó là do lòng tự hào dân tộc, nhưng cũng là nhằm tránh hiểu nhầm và giữ đúng sắc thái biểu cảm của người nói”.
Người phiên dịch cho tổng thống Mỹ phải trải qua các bài kiểm tra an ninh và kiểm tra nhân thân gắt gao. Thậm chí, họ còn phải vượt qua bài kiểm tra nói dối trước khi được tiếp cận các thông tin nhạy cảm liên quan đến ngoại giao cấp cao.
“Không có chuyện người (phiên dịch) mới tập sự được làm việc ở cấp tổng thống. Sẽ phải mất rất nhiều thời gian để một phiên dịch viên đạt được đến cấp độ này. Họ cũng đồng thời phải là chuyên gia về các chủ đề của cuộc điện đàm vì một lỗi sai cũng có thể gây tai hại lớn”, ông Hendzel nói thêm.
Một số nguồn tin nói rằng các cuộc điện đàm không được ghi âm. Tuy nhiên , Nhà Trắng sẽ có một bản ghi nội dung không chính thức lưu hành nội bộ.
"Ba nhân viên an ninh quốc gia ngồi ở phòng bên cạnh phòng Tình huống, lắng nghe cuộc điện đàm và gõ nhanh nhất có thể", một phụ tá thời ông Bush nói. Bản ghi này sẽ được chia sẻ với các phụ tá hàng đầu hoặc một nhóm lớn hơn hoặc không hề chia sẻ, tùy thuộc vào độ nhạy cảm của thông tin.
Các cuộc điện đàm của tổng thống Mỹ được lên kế hoạch kỹ càng nhưng không thực sự có kịch bản mà chỉ có những gạch đầu dòng được đề ra trước, một nguồn tin trong Nhà Trắng cho biết. "Tổng thống thường tin rằng khi họ là tổng thống, họ có thể nói và làm bất cứ điều gì họ muốn", người này nói.
Các cuộc gọi của Tổng thống George W. Bush với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thường kéo dài rất lâu. "Hầu như tất cả đều kéo dài hơn một giờ", một nguồn tin nói. "Tại sao? Bởi vì cần phiên dịch và mọi cuộc gọi đến chủ tịch Trung Quốc đều phải bắt đầu bằng việc nhắc lại Mỹ duy trì chính sách 'một Trung Quốc' để trấn an các lãnh đạo tại Bắc Kinh", nguồn tin này nói, theo Yahoo.
Mỹ và Nga có một hệ thống đặc biệt, bảo mật cao, cho phép giao tiếp trực tiếp giữa lãnh đạo hai bên gọi là đường dây nóng Moscow - Washington, hay còn có tên "điện thoại đỏ".
"Trái với điều nhiều người hay nghĩ, nó không thực sự là một chiếc điện thoại", Kevin Hendzel, từng làm việc trong Nhà Trắng vào thập niên 1980 giải thích.
Đường dây nóng này được dùng để gửi văn bản và hình ảnh (bản đồ, sơ đồ). Nó được phát triển sau Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, thời điểm hai nước trên bề vực chiến tranh hạt nhân.
Đường dây nóng này hiện vẫn là một kênh mở, cho phép giao tiếp tức thời nếu cần thiết. "Bởi vì khi nói đến tên lửa hạt nhân, tất cả mọi thứ được đo bằng phút", ông Hendzel nói.
(Tổng hợp)