+Aa-
    Zalo

    Tiết lộ về loài ký sinh trùng có giá trị nhất thế giới, đắt gấp 3 lần vàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nấm sâu bướm đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ và ngày càng phổ biến trong những thập kỷ gần đây với giá trị đắt gấp 3 lần vàng.

    Nấm sâu bướm đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ và ngày càng phổ biến trong những thập kỷ gần đây với giá trị đắt gấp 3 lần vàng.

    Loài nấm sâu bướm quý hiếm vô cùng đắt đỏ. Ảnh: Getty

    Loài nấm này ăn ấu trùng bướm đêm và sau đó mọc ra khỏi đầu như một bông cúc mùa xuân. Mặc dù nghe có vẻ kinh dị nhưng rõ ràng giống lai cực kỳ hiếm này - nấm sâu bướm – lại vô cùng đắt tiền. Đôi khi chúng được bán với giá gấp hơn 3 lần vàng (cùng một khối lượng như nhau).

    Nấm sâu bướm mọc ở cao nguyên Tây Tạng xa xôi và dãy núi Himalaya. Tại Mỹ, 1 gram của nó có giá khoảng 30 USD. Tuy nhiên, các nhà cung cấp trên eBay có thể bán 1 gram với giá lên tới 125 USD. Giá rất cao vì sinh vật lai này cực kỳ hiếm. Nó xuất hiện chỉ một vài tuần mỗi năm ở các vùng xa xôi của Nepal, Tây Tạng, Ấn Độ và Bhutan. Dù là vào đúng “mùa” thì cũng rất khó phát hiện ra chúng vì chúng ẩn giữa một biển cỏ.

    Trong nhiều thế kỷ, nấm sâu bướm là một nguyên liệu chính của y học cổ truyền Tây Tạng và Trung Quốc. Theo truyền thống, nó được sử dụng như một loại thuốc bổ để hỗ trợ miễn dịch. Chỉ cần chế biến đơn giản như cho chúng vào nấu cùng nồi súp gà. Trong quá khứ, mọi người cũng mua nấm làm quà tặng hoặc sử dụng nó để hối lộ... Kết quả là, nấm sâu bướm ngày càng có giá cao hơn.

    Giá trị của loài nấm đặc biệt này phụ thuộc vào màu sắc chính xác, thậm chí cả hình dạng cơ thể của nó khi chết đi. Hồi năm 2017, các mảnh ký sinh trùng chất lượng cao được bán với giá lên tới 140.000 USD/1kg. Mặc dù bây giờ nấm sâu bướm vẫn luôn là vị thuốc bổ đắt đỏ nhưng các chuyên gia nói rằng giá trị của nó thực sự tăng vọt trong những năm 1990 và 2000 do nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và thu nhập bình quân tăng lên.

    Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng có tới 80% thu nhập hộ gia đình ở cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya có thể đến từ việc bán nấm sâu bướm. Một quận ở Nepal đã báo cáo thu thập nấm trị giá 4,7 triệu USD trong năm 2016 - nhiều hơn 12% so với ngân sách hàng năm của huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây sản lượng của nấm sâu bướm đang giảm dần do khai thác quá mức và biến đổi khí hậu.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Bussiness Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-ve-loai-ky-sinh-trung-co-gia-tri-nhat-the-gioi-dat-gap-3-lan-vang-a268370.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan