+Aa-
    Zalo

    Phát hiện ‘huyền thoại báo đen’ châu Phi sau hơn 100 năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những hình ảnh mới nhất được công bố cho thấy báo đen - một trong những sinh vật hiếm nhất châu Phi tái xuất hiện sau 100 năm ở Kenya.

    Những hình ảnh mới nhất được công bố cho thấy báo đen - một trong những sinh vật hiếm nhất châu Phi tái xuất hiện sau 100 năm ở Kenya.

    Báo đen châu Phi được phát hiện sau hơn 100 năm. Ảnh: Burrard Lucas

    Ông Nick Pilprint - nhà khoa học bảo tồn toàn cầu tại Sở thú San Diego cho biết, một nhóm các nhà sinh vật học đã quay được những thước phim quý hiếm về con báo đen lớn bóng mượt sau khi dành nhiều tháng chờ đợi và quan sát.

    Mặc dù trước đây cũng đã có một số báo cáo về việc nhìn thấy báo đen ở châu Phi nhưng trên thực tế, lần gần nhất sự tồn tại của chúng được xác nhận là từ năm 1909 ở Ethiopia. "Có khả năng báo đen đã sống ở Kenya từ lâu nhưng chỉ có hình ảnh chất lượng cao mới đây mới có thể chắc chắn rằng nó vẫn tồn tại cho đến bây giờ", ông Pilprint nói.

    Những hình ảnh của chú báo đen đã được công bố trên Tạp chí Sinh thái Châu Phi. Trong khi đó, tờ Daily Nation của Kenya cho biết nhiếp ảnh gia Phoebe Okall đã chụp một bức ảnh của một con báo đen vào năm 2013 trong cùng khu vực. Không rõ liệu hình ảnh có được công khai vào thời điểm đó hay không.

    Về phần mình, ông Pilford cho biết ông "nhận thức được một vài bức ảnh khác nhau được chụp trong nhiều năm, nhưng hầu hết chúng được chụp từ xa và không thể được sử dụng làm bằng chứng xác nhận. Hình ảnh cụ thể năm 2013, ông nói, "là một con báo đen bị giam cầm được mang từ Mỹ, không phải báo đen hoang dã".

    Thành quả của nhóm ông Pilprint bao gồm một loạt các bức ảnh và đoạn video về con vật nhanh nhẹn di chuyển trong bóng tối, đôi mắt của nó lấp lánh trong đêm như hai viên bi sáng bóng. Ông Pilprint cho biết nhóm các nhà sinh vật học đã đặt camera từ xa để theo dõi quần thể báo đốm gần khu vực bảo tồn ở quận Laikipia từ năm 2018. Sau đó, nghe phong thanh được rằng nếu may mắn thì họ có thể thấy báo đen nên nhóm đã quyết định tăng cường số camera trong khu vực.

    Báo đen châu Phi là sinh vật cực kỳ hiếm. Bộ lông của con báo có màu đen do hậu quả của melanism - một đột biến gen xảy ra vì sự sản xuất quá mức sắc tố - tình trạng trái ngược với bệnh bạch tạng.

    "Melanism xảy ra ở khoảng 11% số con báo trên toàn cầu, nhưng hầu hết những con báo này sống ở Đông Nam Á", ông Pilprint nói.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-huyen-thoai-bao-den-chau-phi-sau-hon-100-nam-a262874.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan