+Aa-
    Zalo

    Tiếp tục rà soát và đề xuất các phương án tăng lương hưu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để rà soát và đề xuất các phương án điều chỉnh lương hưu.

    Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để rà soát và đề xuất các phương án điều chỉnh lương hưu.

    Liên quan đến việc điều chỉnh lương hưu, báo Tiền Phong thông tin, trả lời ý kiến cử tri một số tỉnh thành về việc điều chỉnh lương hưu, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để rà soát, đánh giá và đề xuất các phương án điều chỉnh lương hưu cho các giai đoạn tiếp theo.

    Theo đó, giai đoạn 2003-2007, Chính phủ có 5 lần điều chỉnh lương hưu với mức tăng 164,8% - 228,8% (tuỳ vào mức lương khi nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu). Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, Chính phủ thêm 8 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng với mức tăng thêm 168,5% so với cuối năm 2007.

    Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, do chính sách BHXH được thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, tiền lương của người lao động càng về sau càng cao hơn, mức đóng nhiều hơn, nên lương hưu cũng cao hơn những người tham gia và nghỉ hưu thời điểm trước đây. Dù các lần tăng lương hưu đã tính tới đảm bảo tương quan về mức lương giữa các đối tượng nghỉ hưu từng thời kỳ, nhưng vẫn xảy ra chênh lệch mức lương ở các thời điểm nghỉ hưu khác nhau.

    Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục đề xuất các phương án tăng lương hưu - Ảnh minh họa

    Trước đó, nguồn tin trên báo Chính Phủ cho biết, cử tri các tỉnh Đồng Nai, Lai Châu, Phú Yên, Tiền Giang, Nghệ An, Tây Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai, Gia Lai, Quảng Trị, Quảng Nam, An Giang, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đề nghị điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1985, 1990, 1994, 1995.

    Đa số họ là người có tham gia các cuộc kháng chiến hiện đang hưởng mức lương hưu rất thấp hoặc cùng giữ một chức vụ, nhưng người nghỉ hưu trước năm 1993 hệ số lương thấp hơn so với người về hưu sau những năm 1993.

    Cử tri cho rằng việc tăng lương hưu theo hệ số lương hưu từ trước đến nay là chưa hợp lý. Những đối tượng nghỉ hưu sớm có hệ số lương thấp, khi tăng lương lại tiếp tục thiệt thòi hơn các cán bộ nghỉ hưu thời kỳ sau có hệ số lương cao.

    Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, cử tri các tỉnh đề nghị Chính phủ xem xét khi tăng lương cho đối tượng hưu trí, nên có một mức tăng chung bằng một số tiền cụ thể (như tăng 300.000đ, 500.000đ…) cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, vừa góp phần cải thiện đời sống các đối tượng có mức lương thấp, vừa đảm bảo công bằng.

    Điều 23, tại Nghị định 05/2015/ NĐ-CP quy định: “Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng

    1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

    2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (Tổng hợp)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiep-tuc-ra-soat-va-de-xuat-cac-phuong-an-tang-luong-huu-a182278.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan