+Aa-
    Zalo

    Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury: Nguyên nhân mắc bệnh mạn tính đều do… lối sống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có bệnh, phải đến bệnh viện là một trong những cơn “ác mộng” mà không ai có thể tránh khỏi.

    Có bệnh, phải đến bệnh viện là một trong những cơn “ác mộng” mà không ai có thể tránh khỏi.

    Trong khi đó, tuổi thọ ngày càng tăng, môi trường ngày càng ô nhiễm, thực phẩm “bẩn” tràn lan, bệnh tật trở thành một gánh nặng đặt trên vai con người. Giao phó sức khỏe hoàn toàn cho ngành công nghiệp y tế hay chúng ta tự tìm cách giải quyết bằng cách ăn chay, tránh toàn bộ thịt thà, không dầu mỡ… Đâu là điều khôn ngoan nhất?

    Liên quan đến vấn đề này, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi thú vị với tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury, chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tự nhiên không dùng thuốc hàng đầu thế giới đến từ Ấn Độ - xung quanh vấn đề “dùng thực phẩm như thuốc” để giảm tải cho cơ thể, và sống khỏe hơn.

    PV: Là chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tự nhiên không dùng thuốc hàng đầu thế giới, lại có thời gian 3 năm đồng hành cùng cộng đồng tiểu đường Việt Nam, tiến sĩ có thể đưa ra góc nhìn về nguyên nhân mắc các bệnh của người Việt và các quốc gia khác?

    Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury: Bệnh nhân tôi đã gặp ở Ấn Độ, Malaysia, Dubai, Kuwait, Anh quốc… hầu hết là những người nằm trong tình trạng thừa cân, béo phì, với những căn bệnh mạn tính như tiểu đường, các bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu… Nhưng còn ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân đều khá gầy, ốm hơn. Bạn sẽ hỏi tôi vì sao gầy, ốm như thế nhưng người Việt Nam vẫn bị mắc các bệnh mạn tính như các nước khác trên thế giới. Điều đó nằm ở chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

    Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh tại buổi giới thiệu cuốn sách “Cuộc chiến vì sức khỏe – Hành động và Thành công”

    Ở Việt Nam, người dân ăn rất nhiều thịt, đặc biệt là các động vật 4 chân sống trên cạn như bò, heo. Những protein từ thịt cũng gây ra rất nhiều bệnh, đặc biệt tim mạch hay huyết áp. Ngược lại, tại các nước như Ấn Độ, người ta thường thích ăn rất nhiều tinh bột như gạo, bánh mì, và nhiều dầu mỡ. Quá nhiều tinh bột và dầu dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và gây ra bệnh tật. Cho nên dù là 2 nguyên nhân khác nhau nhưng lại tạo ra một kết quả giống nhau.

    Bên cạnh đó, một điều khác biệt nữa là bệnh nhân Việt Nam, dù lớn tuổi vẫn thích học hỏi cái mới, chịu khó tiếp cận kiến thức, ít bỏ điều trị giữa chừng. Họ cố gắng xoay xở và sống vui vẻ với căn bệnh, phóng khoáng hơn. Bệnh nhân được cung cấp các thông tin cơ bản về bệnh tật. Điều may mắn hơn nữa, các bác sĩ ở đây cũng kê đơn thuốc điều trị ít hơn so với các nước tôi đã từng đi qua.

    Điều thú vị hơn nữa, mọi người ở Việt Nam khi họ được chữa bệnh, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho cộng đồng vì họ nghĩ họ sẽ giúp được người khác cũng đang gặp bất hạnh như mình. Còn ở một số nước khác như Ấn Độ, họ lại giấu thông tin bệnh tật hay đã được điều trị như thế nào vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc…

    PV: Được biết, tiến sĩ là người phát minh ra phương pháp Bimemo (sử dụng hoàn toàn là thuần thực vật tươi sống và hạn chế chế biến). Vậy tiến sĩ có thể nói rõ thêm về vai trò của dinh dưỡng, đặc biệt là phương pháp Bimemo, đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống và sức khỏe của con người hiện đại, đặc biệt là các bệnh mạn tính?

    Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury: Các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư… được coi là những căn bệnh do lối sống. Một phần là do thiếu hụt dinh dưỡng và mất cân bằng về mặt thể chất. Khi đó, con người thường có xu hướng bổ sung các chất thiếu hụt bằng thực phẩm chức năng hay sản phẩm bổ sung.

    Theo tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury, ăn trái cây với nhiều loại khác nhau sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

    Nhưng mà thực phẩm chức năng, về mặt nào đó, không giải quyết được nguồn gốc của vấn đề, bởi vì đó là những chất dinh dưỡng “bị chết”, không còn tươi sống nữa. Bạn có thể hình dung, uống nước chanh từ quả chanh tươi sẽ cung cấp cho cơ thể vitamin C cùng nhiều thành phần có lợi khác; còn một viên vitamin C đã “chết”. Đó là sự khác biệt.

    Nói về phương pháp Bimemo, chúng tôi sử dụng hoàn toàn là thuần thực vật tươi sống, và hạn chế chế biến. Mỗi một bệnh nhân tham gia vào chương trình sẽ có một hồ sơ bệnh án, tuổi tác, cân nặng, lịch sử bệnh, những loại thuốc họ đã dùng trong thời gian qua… Căn cứ vào thông tin như vậy, chúng tôi tư vấn và đưa ra một chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân.

    Ở vai trò này, thực phẩm hoạt động như “thuốc” giúp bệnh nhân hồi phục lại sức khỏe, vượt qua bệnh tật như suy thận, béo phì, tim mạch, huyết áp…, thậm chí cả những bệnh nhân đến và có nhiều bệnh khác nhau. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào bệnh án của từng bệnh nhân.

    Bạn có thể ứng dụng một phần nhỏ của phương pháp Bimemo trong cuộc sống hàng ngày như sau:

    - Từ sáng đến trưa: Ăn trái cây với nhiều loại khác nhau; theo cách là trọng lượng cơ thể * 10 để ra số lượng gram.

    - Bữa trưa và tối: Có hai đĩa thức ăn chia ra như sau: đĩa 1 gồm rau củ quả như cà chua, dưa leo, rau sống với công thức lấy trọng lượng cơ thể chia đôi ra số gram. Đĩa thứ hai gồm các loại thức ăn chúng ta hay ăn như cơm, cá, thịt… Nhưng phải ăn hết đĩa thứ nhất rồi mới qua đĩa thứ hai. Ăn gấp đôi đĩa thứ hai càng tốt. Đặc biệt, bữa tối cần hoàn thành trước 7g tối.

    - Ngừng ăn các sản phẩm từ sữa như phô mai… và các thực phẩm đóng gói

    Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury sinh năm 1973 với một luồng thông bất thường trong tim (thông liên nhĩ). Sau cuộc phẫu thuật vá lỗ hổng trong tim, các bác sĩ nói rằng ông phải sống với quả tim yếu ớt suốt đời và không thể vận động mạnh hay chơi các môn thể thao đòi hỏi thể lực. Bằng ý chí và niềm tin vào bản thân, ông đã không ngừng học tập và nghiên cứu về y khoa và phát triển năng lực não bộ. Với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt theo phương pháp Bimemo cùng lối sống khoa học, ông đã phá vỡ mọi định kiến về sức khỏe tim mạch của bản thân, và trở thành Kỷ lục gia Thế giới, người đầu tiên và duy nhất nắm giữ cả 2 kỷ lục về Trí não và Cơ thể.

    Ngày 20/4, nhân dịp kỉ niệm 3 năm thành lập, hướng tới ngày sách Việt Nam 21/4, Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc Sức khỏe Bimemo (trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Sức khỏe Bách Niên Trường Thọ) đã giới thiệu cuốn sách “Cuộc chiến vì sức khỏe – Hành động và Thành công” để đánh dấu cột mốc trưởng thành mới của Bimemo cùng phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên không dùng thuốc. Tác giả của cuốn sách là tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury và tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh, hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Ứng dụng Sức khỏe Bách Niên Trường Thọ (R.I.C.H.S) đồng thời là Giám đốc của Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc Sức Khỏe Bimemo.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tien-si-biswaroop-roy-chowdhury-nguyen-nhan-mac-benh-man-tinh-deu-do-loi-song-a187751.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.