+Aa-
    Zalo

    Tiêm kích Su-57 của Nga bất ngờ không còn nằm trong 'danh sách ưu tiên'

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga đang chậm trễ trong việc trang bị cho các tiêm kích thế hệ thứ 5 vũ khí tên lửa và bom hàng không.

    Lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Nga đang chậm trễ trong việc trang bị cho các tiêm kích thế hệ thứ 5 vũ khí tên lửa và bom hàng không.

    Tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 Su-57. Ảnh: Mikhail Tereshenko/TASS

    Tiêm kích Su-57 thế hệ thứ 5 của Nga đến thời điểm bàn giao nó cho các đơn vị vào cuối năm nay có thể chưa được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại.

    Thông tin này do một nguồn tin của hãng truyền thông Interfax (Nga) trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cung cấp. Những cỗ máy đầu tiên một phần sẽ được trang bị vũ khí tên lửa và bom thế hệ trước.

    Vấn đề ở chỗ, “ngành công nghiệp không hoàn thành công việc chế tạo bộ vũ khí cho Su-57”. Khá kỳ lạ, như nguồn tin của Interfax khẳng định, các đơn vị công nghiệp quốc phòng còn chưa sẵn sàng cung cấp số lượng đạn cần thiết cho súng máy trên chiếc tiêm kích mới này.

    Sự chậm trễ cũng xảy ra trong việc bàn giao những bộ vũ khí, gồm bom rơi tự do và các tên lửa hàng không không điều khiển. Về thời hạn giải quyết sự chậm trễ này không được nhắc tới.

    Cùng với việc chế tạo PAK DA, mà sau này được gọi là Su-57, cũng đồng thời diễn ra công tác nghiên cứu chế tạo vũ khí cho nó, mà một phần liên quan tới thế hệ mới, một phần liên quan tới những vũ khí sẵn có nhưng với các tính năng được nâng cấp đáng kể. Tổng cộng đã chuẩn bị 14 loại đạn “không đối không” và “không đối đất”.

    Một sự đột phá đáng ghi nhận đã được thực hiện trong lĩnh vực chế tạo bom điều chỉnh, mà trước tiên, có khả năng lập trình từ xa, không vượt quá 14km từ điểm thả. Bom CAB-250, mà được gọi là “bom thông minh”, được thiết kế riêng biệt cho Su-57. Tầm bay xa của nó không được tiết lộ. Thực ra, có thông tin cho biết, trước khi thả bom, chiếc máy bay không cần phải đi vào khu vực bao phủ của hệ thống phòng không địch. Đương nhiên, đó là những phương tiện phòng không tầm gần, với bán kính bắn hạ mục tiêu tối đa 20-30km.

    Quả bom này có 3 mức độ điều khiển. Phần lớn lộ trình của CAB-250 bay dưới sự điều khiển của hệ thống dẫn hướng bằng quán tính, với khả năng điều chỉnh bằng tín hiệu định vị qua vệ tinh. Ở đoạn bay cuối, đầu tự dẫn hướng bằng hình ảnh (vào ban ngày) và bằng cảm biến nhiệt (vào ban đêm), có bộ nhớ chứa hình ảnh những vật thể cần phải bị tấn công.

    Tất cả ba quả tên lửa để bắn hạ những mục tiêu trên không “không đối không” là hoàn toàn mới. Mặc dù, hai trong số đó sẽ là các phiên bản nâng cáp của những loại đạn sẵn có. Tuy nhiên, là nâng cấp cực sâu. K-77 thuộc dòng tên lửa tầm trung R-77. Nhưng nó đã vượt qua ngưỡng của mình khi trở thành tên lửa tầm xa. K-77 có khả năng tiếp cận các mục tiêu trên không, cách xa khoảng 192km, gấp 1,75 lần tầm bắn cũ của R-77. Vận tốc – 4,5M, vận tốc tối đa của các mục tiêu – 3600km/h. Trần cao đánh chặn – từ 20m đến 25km.

    Tên lửa tầm xa KS-172, trên thực tế là siêu xa – khoảng cách bay tối đa lên tới 400km. Đó là kỷ lục thế giới về tầm xa đối với các tên lửa “không đối không”. Thực ra, KS-172 chắc chắn không kịp thời điểm bàn giao các tiêm kích Su-57 đời đầu cho lực lượng Không quân.

    Có cả một quả tên lửa siêu xa siêu thanh R-37M với tầm xa lên tới tương đương 300km. Trong số các tên lửa hàng không “không đối không” đang được vận hành, nó có tầm bắn xa nhất thế giới.

    Cần phải nói rằng, các tên lửa tầm xa sở hữu phẩm chất mới so với những sản phẩm hiện có. Trong quá trình bay, chúng có thể tự do độc lập thực hiện việc tìm kiếm mục tiêu cần phải bắn hạ.

    Tất cả những tên lửa này đều sở hữu những tính năng động lực tuyệt vời, điều giúp cho người ta có thể sử dụng chúng để chống lại, không chỉ các máy bay “to xác và vụng về” như máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay phát hiện và dẫn hướng, máy bay vận tải, máy bay do thám, máy bay ném bom, mà cả các tiêm kích bay lượn cơ động.

    Và cuối cùng, về tên lửa cận chiến. Ở đây tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật” (KTRV) của Nga, người ta không chia sẻ nhiều về các bí mật quân sự. Chỉ nêu ra rằng, tên lửa không đối không tầm ngắn sẽ vượt trội hơn tên lửa tương tự AIM-9X Sidewinder của Mỹ về các tính năng. Nhưng để làm được điều đó, cần phải rất nỗ lực. AIM-9X, thứ nhất, có vecto lực đẩy điều khiển, giúp tăng khả năng cơ động của quả tên lửa này. Thứ hai, đầu tự dẫn hướng mục tiêu bằng hồng ngoại có ma trận kích thước 128x128 photo-diode. Bởi vậy, quả tên lửa nhìn thấy, không phải điểm nhiệt trừu tượng, mà là hình ảnh của mục tiêu bị tấn công và không có phản xạ trước các bẫy nhiệt.

    KTRV chế tạo tên lửa tầm ngắn trên cở sở R-73, mà xuất hiện trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1983. Các phiên bản nâng cấp của nó ít hơn của AIM-9. Thực ra, thời gian ứng dụng cũng ít hơn. Quả tên lửa này được trang bị cho tất cả các tiêm kích, bắt đầu từ thế hệ thứ 3 và kết thúc là Su-35. Bản nâng cấp cho Su-57 được gọi là tên lửa không đối không tầm ngắn (RVV-MD). KTRV cung cấp thông tin hết sức e dè về nó. Phiên bản trước – RMD-M – mọi thứ đều ổn với tầm bắn, mà tương đương 40km. Quả tên lửa mới này có động lực tốt, khi có độ quá tải tối đa cho phép tương đương 40g. Bên cạnh đó, khả năng bay lượn cơ động của RVV-MD sẽ tăng nhờ việc sử dụng không chỉ các cánh lái khí động lực, mà cả khí động giúp giảm bớt bán kính đường cong. Thực ra, có thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng, quả tên lửa mới giống như tên lửa của Mỹ, sẽ có thêm vòi phun rẽ hướng. Nhưng đó chỉ là một trong những giả thiết.

    Thêm một sự vô định vì lý do bí mật – đó là loại đầu tự dẫn hướng. Trên những phiên bản R-37 trước người ra lắp đặt đầu tự dẫn hướng bằng tia hồng ngoại hai tần sóng với hệ thống làm mát. Đầu tự dẫn hướng này, tất nhiên, ổn định hơn bằng hồng ngoại thông thường. Tuy nhiên, nó thua kém đầu tự dẫn hướng bằng ma trận về khả năng chịu được nhiễu sóng. Cho nên nhiều kỳ vọng rằng KTRV đã có được bước đột phá trong lĩnh vực này.

    Số lượng các tên lửa để tấn công các mục tiêu trên bộ và trên mặt nước nhiều hơn. Tên lửa đặc biệt trong số này có thể kể đến là tên lửa chống radar định vị gắn đầu tự dẫn hướng bằng radar định vị thụ động. Tên lửa Kh-58UshKE (TP) với tầm bắn 250km. Vận tốc tối đa – 4200km/h. Đầu tự dẫn hướng mục tiêu băng thông rộng, mà thông tin sẽ được một chiếc máy tính xử lý, sẽ phản ứng với hệ thống radar định vị của địch bằng cách liên tục chuyển tần sóng.

    Bên cạnh đó, quả tên lửa mới đã có thêm phẩm chất giúp nó hạ gục hệ thống radar định vị thậm chí cả trong trường hợp ngắt khẩn cấp máy cung cấp năng lượng. Kh-58UshKE (TP) có kênh dẫn hướng tới mục tiêu thứ hai là hình ảnh. Việc có đầu tự dẫn hướng bằng hình ảnh giúp nó mở rộng thêm đáng kể các nhiệm vụ. Từ giờ, nó có khả năng không chỉ hạ gục hệ thống radar định vị, mà bất cứ vật thể nào khác không phát sóng điện từ.

    Trong số các tên lửa “không đối đất” được chế tạo cho những máy bay tương lai, có quả tên lửa tầm ngắn đa năng (tối đa 40km) Kh-38M. Một trong những ưu điểm không thể bàn cãi của nó là nguyên lý modul. Có nghĩa là quả tên lửa này có thể được gắn các loại đầu tự dẫn hướng và đầu đạn, căn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu.

    Kh-38M có khả năng hạ gục cả binh lính của địch, cả khí tài bộ binh, cả các công trình kiên cố, cả các tàu chiến mặt nước. Bên cạnh đó, sức công phá của đầu đạn nặng 250kg này hoàn toàn đủ để tiêu diệt một tàu hộ vệ của địch.

    Gần như tất cả các loại đạn chính xác cao được liệt kê ở trên đã qua thử nghiệm tại Syria trong thành phần bộ vũ khí chiến đấu của các máy bay tiêm kích Su-57.

    Theo svpressa.ru

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiem-kich-su-57-cua-nga-bat-ngo-khong-con-nam-trong-danh-sach-uu-tien-a285454.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan