Các chuyên gia quân sự Nga đánh giá MiG-31 là loại tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới. |
"Lá chắn Bắc Cực"
Tiêm kích đánh chặn siêu âm 2 người ngồi MiG-31, được giới quân sự NATO mệnh danh là Foxhound (Chó săn Cáo), là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 đầu tiên của Liên Xô.
Vào cuối những năm 1960, có hai lý do để Liên Xô quyết tâm chế tạo bằng được MiG-31: Một là, Mỹ đã đẩy mạnh triển khai các tên lửa hành trình chiến lược và loại máy bay ném bom FB-111 của họ vào phục vụ. FB-111 có thể bay trên bầu trời Bắc Cực và vươn tới biên giới của Liên bang Xô viết (USSR) ở độ cao thấp, men theo địa hình tránh bay vào khu vực quan sát của các vệ tinh Liên Xô để tiến hành các hoạt động uy hiếp nghiêm trọng.
Hai là, hồi đó Liên Xô đang để hở một khoảng trống nghiêm trọng về radar giám sát ở biên giới phía Bắc rộng lớn.
Và để bù đắp cho khoảng trống này, cũng như sẵn sàng phản ứng với bất kỳ vị khách không mời mà đến nào từ bên ngoài, Moscow đã quyết định chế tạo một loại máy bay có khả năng giám sát không phận rộng và độ cao lớn. Đó là những máy bay MiG mới, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Thí nghiệm Artem Mikoyan, nay gọi là Hiệp hội Hàng không MiG. Sự xuất hiện của MiG-31 sau đó đã khiến các máy bay do thám của Mỹ phải giảm tần xuất bay dọc theo bờ biển Liên Xô.
MiG-31 có khả năng đánh chặn và phá hủy bất kỳ mục tiêu nào: từ tên lửa hành trình đến các vệ tinh. |
Người ta còn gọi MiG-31 với cái tên "radar bay" bởi khả năng của hệ thống điện tử hàng không độc nhất của nó. Tổ hợp này cơ bản dựa trên hệ thống giám sát Barrier, được trang bị một ăng-ten mảng pha đầu tiên trên thế giới.
Ăngten radar mảng pha khác biệt so với các radar cổ điển ở chỗ, nó cho phép dịch chuyển chùm tia bức xạ trong khi ăng-ten được gắn cố định, cũng như tạo ra số lượng những tia bức xạ cần thiết để theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau.
Bốn mục tiêu khác (MiG-31 có thể tấn công tối đa 8 mục tiêu cùng lúc) sẽ bị phá hủy bằng tên lửa không - đối - không tầm trung hoặc tầm ngắn, thậm chí tọa độ của mục tiêu cũng có thể được truyền cho máy bay khác và tên lửa phòng không dưới mặt đất tham chiến.
Trong khi đó, với MiG-31, thời gian bay hành trình của nó chỉ phụ thuộc vào lượng nhiên liệu mang theo. Hơn thế nữa, MiG-31 có thể vượt qua bức tường âm thanh khi bay ngang và leo cao, trong khi phần lớn các máy bay siêu âm khác thường chỉ vượt qua bức tường âm thanh ở độ cao thấp.
Lịch sử cất cánh
MiG-31 bắt đầu được sản xuất từ năm 1981 tại nhà máy hàng không Sokol ở Gorky (nay là Nizhny Novgorod). Tính đến cuối năm 1994, đã có hơn 500 cỗ máy chiến tranh như vậy được chế tạo, ngay sau đó, việc sản xuất đã bị giảm dần. Cho tới ngày nay, vẫn còn khoảng 100 chiếc MiG-31 đang hoạt động.
Tiêm kích MiG-31: Vượt trước thời đại! |
Tuy vậy, tại nhà máy Sokol và các nhà máy sửa chữa máy bay khác, khả năng sản xuất, nhân viên và các tài liệu cần thiết cho việc khôi phục lại công việc trên MiG-31 vẫn còn tồn tại. Các chuyên gia hàng không tin rằng tất cả những nhà máy này sẽ giảm được chi phí sản xuất để phục hồi một phần ba số MiG-31 mà Không quân Nga hiện có.
Theo Báo Đất Việt