+Aa-
    Zalo

    Tiêm kích F-16 liệu có phải “viên đạn bạc” hỗ trợ đắc lực cho Ukraine?

    (ĐS&PL) - Ukraine muốn bổ sung các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất vào kho chiến đấu cơ của mình, đồng thời đánh giá đây sẽ là thiết bị quan trọng, ngay cả khi chúng không thực sự là những “viên đạn bạc”.

    Trao đổi với Insider, ông Justin Bronk - giáo sư tại Học viện Không quân Hoàng gia Na Uy cho hay, các tiêm kích F-16 “sẽ là bước tiến lớn về thiết bị mà các phi công Ukraine đang sử dụng hiện nay”. Theo ông Justin, chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 do Mỹ sản xuất sẽ đi kèm chuỗi cung ứng toàn cầu lớn và các nâng cấp mà tiêm kích hiện tại của Kiev không có.

    Với động thái gần đây của Mỹ và các đồng minh NATO về vấn đề này, có khả năng phi công của Ukraine sẽ bắt đầu được huấn luyện sử dụng tiêm kích F-16 trong tháng 8/2023.

    Bên cạnh đó, loạt tiêm kích này có thể xuất hiện tại chiến trường Ukraine vào cuối năm 2023, nhằm giúp các lực lượng Kiev thách thức các hệ thống phòng không rộng khắp của Nga và hỗ trợ cho hoạt động tác chiến trên mặt đất.

    Mặc dù hiện chưa có khung thời gian cụ thể khi nào Kiev có thể nhận được những chiếc tiêm kích F-16 nhưng việc chuyển giao và sử dụng thiết bị này trong cuộc xung đột dự kiến sẽ mang đến lợi ích cho lực lượng không quân Ukraine.

    Những thách thức hiện tại của lực lượng không quân Ukraine

    Ukraine hiện đang sử dụng các máy bay chiến đấu đa năng MiG-29 và Su-27 do Liên Xô sản xuất để chống lại lực lượng không quân lớn hơn và vượt trội về công nghệ của Nga.

    Các thiết bị này kém hơn so với những máy bay chiến đấu của Nga như MiG-31 và Su-25, vốn được trang bị radar tiên tiến cho phép quan sát và định vị mục tiêu ở khoảng cách xa hơn cùng nhiều tính năng vượt trội khác. Đặc biệt, MiG-31 có thể theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn so với phiên bản MiG-25.

    tiem kich f 16 lieu co phai vien dan bac ho tro dac luc cho ukraine2
    Hình ảnh tiêm kích F-16. Ảnh: Business Insider

    Ukraine hiện đang sử dụng các máy bay chiến đấu đa năng MiG-29 và Su-27 do Liên Xô sản xuất để chống lại lực lượng không quân lớn hơn và vượt trội về công nghệ của Nga. Các thiết bị này kém hơn so với những máy bay chiến đấu của Nga như MiG-31 và Su-25, vốn được trang bị radar tiên tiến cho phép quan sát và định vị mục tiêu ở khoảng cách xa hơn cùng nhiều tính năng vượt trội khác. Đặc biệt, MiG-31 có thể theo dõi và tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn so với phiên bản MiG-25.

    Bên cạnh đó, Kiev đang phải đối mặt với các vấn đề về bảo trì máy bay chiến đấu. "Trong tương lai, việc bảo trì những thiết bị này sẽ trở nên khó khăn hơn vì họ không thể tiếp cận các bộ phận được sản xuất tại Nga", bà Brynn Tannehill - chuyên gia quốc phòng kiêm cựu phi công thuộc Hải quân Mỹ nói với Insider.

    Bà Tannehill cũng lưu ý, Kiev sẽ phải tăng cường tự sản xuất các bộ phận của máy bay hoặc nhận từ các đồng minh NATO có trang thiết bị thời Liên Xô. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa máy bay hiện tại của Ukraine không có lợi ích nào.

    XEM THÊM: EU nêu lý do không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine

    Đầu tiên, Kiev có kinh nghiệm vận hành những chiếc máy bay này. Ngoài ra, MiG-29 thực sự tốt hơn đáng kể trong việc thực hiện các hoạt động ứng biến trên thực địa, so với chiến đấu cơ như F-16. Bà Tannehill cũng nhắc đến khả năng hạ cánh trên địa hình gồ ghề và hệ thống lọc khí của các tiêm kích thời Liên Xô.

    Vị chuyên gia nói thêm: "Phần lớn lực lượng không quân Ukraine đang hoạt động tại những vị trí và địa điểm xa xôi mà Nga không ngờ tới. Các tiêm kích F-16 sẽ gặp rắc rối với vấn đề này.

    Loạt tiêm kích F-16 được thiết kế để hoạt động trên các đường băng bê tông rất nhẵn và không có mảnh vụn. Chúng không được thiết kế để hoạt động trên những địa hình gồ ghề hoặc cần ứng biến”.

    Tuy nhiên, những lợi thế đó không thể bù đắp được những điểm yếu mà các máy bay này gặp phải khi đối mặt với các chiến đấu cơ của Nga, đặc biệt là hệ thống phòng không trên mặt đất của Nga.

    Một trong những thách thức lớn nhất đối với lực lượng không quân Ukraine là hệ thống phòng không mạnh mẽ của Nga. Ví dụ, các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 giúp Moscow có khả năng bắn hạ nhiều loại mục tiêu trong phạm vi lên tới gần 483km.

    Lực lượng Ukraine, được trang bị hệ thống phòng không của riêng nước này và các hệ thống phòng không của phương Tây như Patriot do Mỹ sản xuất, có thể ngăn cản các hoạt động trên không của Nga nhưng cần phải tăng cường khả năng chiến đấu.

    F-16 không phải “viên đạn bạc” - phương án giải quyết vấn đề ngay tức khắc

    Từ lâu Ukraine đã cho rằng những chiếc F-16 được trang bị radar, vũ khí, tốc độ và tầm bắn tốt hơn sẽ giúp nước này chống lại các mối đe dọa từ Nga. Bên cạnh đó, chúng cũng hữu ích đối với lực lượng không quân của Ukraine về lâu dài.

    tiem kich f 16 lieu co phai vien dan bac ho tro dac luc cho ukraine1
    F-16 có nhiều lợi ích nhưng cũng có không ít thách thức trong việc vận hành phương tiện. Ảnh: Business Insider

    Hồi tháng 5/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông bố sẽ hỗ trợ việc huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16. Đây là dấu hiệu cho thấy NATO đã lên kế hoạch hỗ trợ chuẩn bị và cung cấp tiêm kích trên cho Kiev. Sự chấp thuận của Mỹ là một rào cản lớn do những lo ngại về sự leo thang của Nga khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đôi khi do dự trong việc gửi nhiều trang thiết bị đắt đỏ như xe tăng Abrams đến Ukraine.

    Không rõ liệu những chiếc F-16, vốn có hạn chế trước một số máy bay và hệ thống phòng thủ hiện đại hơn của Nga, có giúp lực lượng của Kiev đạt được "ưu thế trên không" hay không và phần lớn tính hữu dụng của chúng sẽ phụ thuộc vào loại vũ khí được cung cấp. Thế nhưng, các máy bay chiến đấu của phương Tây có thể giúp Ukraine kiểm soát không phân tốt hơn so với phi đội MiG-29 và Su-27 hiện tại, đồng thời cung cấp hỗ trợ và hỏa lực cho chiến dịch tấn công.

    Theo bà Tannehill, tiêm kích F-16 cũng tương thích hơn với các nâng cấp hệ thống và vũ khí của NATO. "Tùy thuộc vào các trang thiết bị được cung cấp cho Ukraine, tiêm kích F-16 sẽ cho phép sử dụng hiệu quả nhiều hệ thống vũ khí NATO hơn", bà nói.

    Vị chuyên gia giải thích rõ hơn, "một chiếc F-16 có khả năng mang tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 tốt hơn so với MiG-29 và Su-27 đang được lực lượng không quân Ukraine sử dụng hiện nay". F16 cho phép các phi công Ukraine phát hiện và tiêu diệt radar của đối phương tốt hơn và dễ dàng hơn với AGM-88 HARM, trong khi các máy bay chiến đấu hiện tại của Liên Xô phải được điều chỉnh để có thể mang được tên lửa này.

    Ngoài AGM-88, các vũ khí khác của Mỹ như tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) hoặc Bom tấn công trực diện phối hợp (JDAM) có thể được trang bị cho một số tiêm kích F-16 cũng có khả năng gây ra tổn thất lớn cho các phương tiện trên không và lực lượng mặt đất của Nga.

    Tuy F-16 có nhiều lợi ích như vậy nhưng cũng có không ít thách thức trong việc vận hành phương tiện này. Chuỗi hậu cần của F-16 sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi toàn diện về nơi Ukraine tiếp nhận các bộ phận cũng như cách thức tiến hành bảo trì và sửa chữa.

    Các phi công sẽ được đào tạo về một hệ thống hoàn toàn mới. Một quan chức Mỹ chia sẻ với Reuters rằng, việc này có thể tốn ít nhất 4 tháng đối với một phi công Ukraine có kinh nghiệm nhưng có khả năng mất nhiều thời gian hơn để hoàn toàn thành thạo các chiến thuật cũng như cách sử dụng. Chưa kể, việc vận hành F-16 cũng sẽ tốn kém.

    "Việc vận hành F-16 sẽ rất tốn kém so với các loại máy bay thời Liên Xô mà Ukraine quen sử dụng. Tương tự bất cứ máy bay phương Tây nào khác, chúng đòi hỏi một cách tiếp cận khác về các hoạt động bảo trì và chiến đấu nói chung", bà Tannehill cho hay.

    Đinh Kim(Theo Bussiness Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiem-kich-f-16-lieu-co-phai-vien-dan-bac-ho-tro-dac-luc-cho-ukraine-a586000.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan