+Aa-
    Zalo

    Tiêm kích 'bóng ma bầu trời' Su-57 liệu có chiến thắng nếu đối đầu với chiến đấu cơ của Mỹ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nga đang thiết kế tên lửa chống hạm cho chiến đấu cơ tàng hình Su-57, nhưng liệu một máy bay tiên tiến như vậy có đủ sức đối đầu với vũ khí Mỹ?

    Nga đang thiết kế tên lửa chống hạm cho chiến đấu cơ tàng hình Su-57, nhưng liệu một máy bay tiên tiến như vậy có đủ sức đối đầu với vũ khí Mỹ?

    Máy bay tàng hình Su-57 của Nga. Ảnh: Reddit

    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexey Krivoruchko đã đưa ra thông báo khi đến thăm Cục thiết kế Detal - nơi đang phát triển một tên lửa chống hạm mới, theo hãng thông tấn TASS.

    “Ngày nay, doanh nghiệp đang tích cực nghiên cứu phát triển đầu đạn cho tên lửa chống hạm đầy hứa hẹn, dự kiến ​​sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu Su-57", ông Krivoruchko nói.

    Một cuộc họp đã được tổ chức trong khuôn viên của Văn phòng Thiết kế Detal để thảo luận về vấn đề ký hợp đồng với Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật liên quan đến việc mua lại toàn bộ các loại vũ khí phóng từ trên không cho máy bay chiến đấu Su-57, TASS xác nhận.

    Su-57 của Nga được ví như “bóng ma bầu trời”, sức mạnh tương đương với các dòng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Su-57 có tốc độ bay Mach 2 (nhanh gấp 2 lần âm thanh), có khả năng vượt trội trên không cũng như thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, đồng thời là máy bay tàng hình đầu tiên của Nga, và có lẽ là máy bay tinh vi nhất trong kho vũ khí của Moscow. Việc nghiên cứu và phát triển Su-57 đã kéo dài hơn một thập kỷ, do các vấn đề kỹ thuật và thậm chí vì những cân nhắc tài chính. Ước tính giá thành của chiến đấu cơ này dao động từ 40 - 156 triệu USD mỗi chiếc.

    Nga hiện có khoảng 10 chiếc Su-57, đã tiến hành một vài nhiệm vụ hộ tống và triển khai đến Syria.

    Tuy nhiên, đến tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng 76 chiếc Su-57 sẽ được giao vào năm 2028. Mặc dù kế hoạch quốc phòng của Nga trước đây đã kêu gọi chỉ mua 16 máy bay. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tiết lộ rằng nhà sản xuất Su-57 đã giảm 20% giá máy bay cho chính phủ.

    Ngoài ra, dù là 16 hay 76 máy bay phản lực, thì đó không phải là một hạm đội khổng lồ. Mỹ chỉ có 186 máy bay chiến đấu F-22, một con số mà nhiều người cho là quá nhỏ cho các hoạt động chiến đấu được duy trì. Lầu Năm Góc cũng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc F-35. Tất nhiên, Nga có thể chọn mua nhiều hơn 76 chiếc Su-57, tùy thuộc vào tình hình kinh tế của đất nước cùng với hiệu quả của máy bay.

    Máy bay chiến đấu tàng hình mạnh như Su-57 nên được sử dụng trong nhiệm vụ nào? Khả năng của một chiếc máy bay như vậy sẽ là cần thiết để chống lại một đối thủ sở hữu máy bay và phòng không tinh vi như Mỹ, NATO, Nhật Bản, Israel (hoặc thậm chí có thể là Trung Quốc). Để đánh chặn máy bay tàng hình đối thủ, rất có thể Nga sẽ gửi đi đội chiến đấu cơ tàng hình của riêng mình. Một hạm đội chỉ gồm 76 chiếc Su-57, trừ đi những tổn thất không thể tránh khỏi khi chiến đấu, tai nạn và bảo trì cần thiết, có thể sẽ không bao quát được cả nhiệm vụ phòng không và hộ tống.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo National Interest)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiem-kich-bong-ma-bau-troi-su-57-lieu-co-chien-thang-neu-doi-dau-voi-chien-dau-co-cua-my-a292718.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan