Hội đồng Liên bang gồm 7 thành viên của Thuỵ Sĩ khẳng định lập trường trung lập, được thiết lập từ năm 1993, vẫn còn hiệu lực và sẽ không thay đổi ngay cả khi xung đột nổ ra ở Ukraine.
Theo chính phủ nước này, cách tiếp cận này "cung cấp đủ phạm vi để sử dụng sự trung lập như một công cụ như chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sĩ trong bối cảnh quốc tế hiện nay".
Chính phủ Thuỵ Sĩ đã xem xét lập trường trung lập trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và trả lời câu hỏi của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Nội các cũng đã thảo luận về vấn đề này vào tháng 9 vừa qua.
Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã buộc Thụy Sĩ phải giải thích về sự trung lập của mình. Quốc gia Alpine đã từ bỏ thông lệ trước đây và áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga vì đã tấn công Ukraine.
Đáp lại, Nga xếp Thụy Sĩ là một quốc gia không thân thiện. Vào tháng 8, Nga đã bác bỏ một cam kết giữa Thụy Sĩ và Ukraine, nói rằng Thụy Sĩ không còn giữ vững sự trung lập.
Trong khi đó, tại Thụy Sĩ, một cuộc tranh luận trong nước nổ ra về cách giải thích chính sách trung lập giữa 2 phe. Một bên là phe bảo thủ, chủ yếu được đại diện bởi Đảng Nhân dân Thụy Sĩ cánh hữu, muốn giữ một cách giải thích chặt chẽ về tính trung lập. Họ đang lên kế hoạch cho một sáng kiến nhằm đưa tính trung lập toàn diện vào hiến pháp Thụy Sĩ. Phe đối lập, tự do hơn, đại diện cho đa số chính phủ, đang thúc đẩy một vai trò tích cực hơn của Thu Sĩ trong nền chính trị quốc tế.
Minh Hạnh (Theo Swissinfo.ch)