+Aa-
    Zalo

    Thụy Sĩ cho phép người dân chuyển đổi giới tính hợp pháp bằng việc tự khai báo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thụy Sĩ cho phép người dân có thể chuyển đổi giới tính hợp pháp bằng thủ tục đơn giản, bắt đầu từ ngày 1/1/2022.

    Người dân ở Thụy Sĩ sẽ có thể thay đổi giới tính một cách hợp pháp bằng cách đi đến văn phòng đăng ký hộ tịch để tự khai báo từ ngày 1/1/2022, Reuters đưa tin ngày 27/12 (giờ địa phương). Thông báo này đã khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia đi đầu trong phong trào tự xác định giới tính của châu Âu.

    Thụy Sĩ cùng với Ireland, Bỉ, Bồ Đào Nha và Na Uy là một trong số ít quốc gia tại châu Âu cho phép một người chuyển đổi giới tính một cách hợp pháp mà không cần liệu pháp hormone, chẩn đoán y tế hoặc đánh giá thêm hoặc các thủ tục khác.

    Theo các quy định mới được ghi vào bộ luật dân sự của Thụy Sĩ, bất kỳ ai từ 16 tuổi trở lên không được giám hộ hợp pháp sẽ có thể điều chỉnh giới tính và tên hợp pháp của mình bằng cách tự khai báo tại văn phòng đăng ký hộ tịch. Những người nhỏ tuổi hơn và người được người lớn giám hộ sẽ cần có sự đồng ý của người giám hộ.

    thuy si cho phep nguoi dan chuyen doi gioi tinh hop phap bang viec tu khai bao
    Một tấm áp phích được vẽ trên tường tại Vogay - Hiệp hội đa dạng giới tính và tình dục. Ảnh: Reuters.

    Điều này đánh dấu sự thay đổi so với bộ tiêu chuẩn hiện tại được quy định theo khu vực ở Thụy Sĩ, vốn thường yêu cầu giấy chứng nhận của chuyên gia y tế để xác nhận danh tính chuyển giới của một cá nhân.

    Một số bang - các khu vực bán tự trị ở liên bang Thụy Sĩ - cũng yêu cầu một người phải trải qua quá trình điều trị hormone hoặc chuyển đổi giải phẫu để thay đổi giới tính một cách hợp pháp, trong khi để thay đổi tên, có thể cần bằng chứng rằng tên mới đã được sử dụng không chính thức trong vòng nhiều năm.

    Thụy Sĩ, từ lâu được biết đến là quốc gia bảo thủ về mặt xã hội, đã bỏ phiếu vào tháng 9 để hợp pháp hóa hôn nhân dân sự và quyền nhận con nuôi cho các cặp đồng tính, một trong những quốc gia cuối cùng ở Tây Âu làm như vậy.

    Với các quy định mới về chuyển đổi giới tính,Thụy Sĩ cùng với 20 quốc gia trên toàn thế giới đã tách sự lựa chọn giới tính ra khỏi các thủ tục y tế.

    Trong khi một số quốc gia châu Âu khác bao gồm Đan Mạch, Hy Lạp và Pháp đã loại bỏ yêu cầu về thủ tục y tế, bao gồm phẫu thuật xác định lại giới tính, triệt sản hoặc đánh giá tâm thần, các quy tắc của họ yêu cầu các bước khác hoặc điều kiện bổ sung.

    Tây Ban Nha vào tháng 6 đã thông qua một dự luật cho phép bất kỳ ai trên 14 tuổi thay đổi giới tính một cách hợp pháp mà không cần chẩn đoán y tế hoặc liệu pháp hormone. Năm 2018, Đức trở thành chính phủ châu Âu đầu tiên đưa ra lựa chọn giới tính thứ ba.

    Bích Thảo(Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuy-si-cho-phep-nguoi-dan-chuyen-doi-gioi-tinh-hop-phap-bang-viec-tu-khai-bao-a523796.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Góp ý Hồ sơ xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích cộng đồng LGBT

    Góp ý Hồ sơ xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích cộng đồng LGBT

    Điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã đề cập đến việc chuyển đổi giới tính. uy nhiên, Bộ luật Dân sự chưa đề cập đến điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền được chuyển giới, kỹ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khoẻ người chuyển giới như thế nào...Vì vậy, việc việc lấy ý kiến góp ý về các chính sách của Luật là rất quan trọng, để khi Luật Chuyển đối giới tính được ban hành sẽ có thể đi vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Góp ý Hồ sơ xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích cộng đồng LGBT

    Góp ý Hồ sơ xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính: Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích cộng đồng LGBT

    Điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã đề cập đến việc chuyển đổi giới tính. uy nhiên, Bộ luật Dân sự chưa đề cập đến điều kiện, cách thức chuyển giới, ai có quyền được chuyển giới, kỹ thuật chuyển giới, chăm sóc sức khoẻ người chuyển giới như thế nào...Vì vậy, việc việc lấy ý kiến góp ý về các chính sách của Luật là rất quan trọng, để khi Luật Chuyển đối giới tính được ban hành sẽ có thể đi vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.