(ĐSPL) - Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu phải đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm để tránh nguy cơ sảy thai không đáng có.
7 củ quả dễ khiến bà bầu sảy thai
Quả dứa
Trông quả dứa chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Bà bầu nên kiêng loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó có thể ăn một lượng vừa phải.
Táo mèo
Theo nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần chú ý những loại thực phẩm dễ gây sảy thai. |
Quả nhãn
Phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.
Đu đủ xanh
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ. Điều này có thể gây nên sự co thắt tử cung.
Đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Mướp đắng (khổ qua)
Mướp đắng nằm trong "danh sách thực phẩm đen" với bà bầu. |
Các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng. Vị đắng của quả có thể gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày. Những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần có thể sẽ bị sảy thai. Ngoài ra, mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người.
Khoai tây mọc mầm xanh
Khoai tây mọc mầm có chứa chất độc Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có sảy thai.
8 loại rau bà bầu nên kiêng
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa thành phần Papaverin - chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg sẽ gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Ngải cứu
Rau ngải cứu nếu biết sử dụng hợp lý, đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu. Tuy nhiên trong vòng 3 tháng đầu thi kỳ không nên quá lạm dụng ngải cứu bởi có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. Nếu định sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, mẹ bầu hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu.
Bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng ngải cứu để an thai. |
Rau sam
Rau sam có tính hàn, lạnh. Mẹ bầu nếu ăn nhiều rau sam, có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp. Điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy đây cũng là thực phẩm nên tránh.
Rau chùm ngây
Rau chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho mẹ bầu. Thực phẩm này có chứa alpha-sitosterol - một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai.
Rau răm
Sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì dễ khiến bà bầu bị mất máu. Trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vì vậy bà bầu nên tránh ăn quá nhiều rau răm.
Ăn nhiều rau răm dễ khiến bà bầu bị mất máu. |
Mùi tây
Mùi tây có chứa thành phần điều kinh, kích thích kinh nguyệt. Do tác dụng kích thích đối với cơ thể nên không được dùng mùi tây đối với phụ nữ đang mang thai.
Húng quế
Tinh dầu húng quế kích thích co thắt tử cung và thường khiến bà bầu có thể bị sảy thai.
L.An (Tổng hợp)