+Aa-
    Zalo

    Thực phẩm chức năng ngang nhiên quảng cáo là “Phương thuốc kỳ diệu”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dù Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt công ty quảng cáo thực phẩm chức năng sai luật, vậy mà một công ty đã quảng cáo thực phẩm chức năng như 1 "phương thuốc kỳ diệu".

    Từ đầu năm 2017, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt công ty quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Mới đây, một công ty đã quảng  cáo thực phẩm chức năng như một “phương thuốc kỳ diệu”.

    Phạt hơn 4 tỷ đồng các công ty sai phạm

    Thực phẩm chức năng là loại hàng hóa có sức tăng trưởng lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, thị trường thực phẩm chức năng đã phát triển 15 năm qua với hơn 20.000 sản phẩm được cấp phép lưu hành và hơn 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh. Tại các đô thị, bình quân 50% dân số - những người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng thường xuyên.

    Bộ Y tế Việt Nam đang từng bước kiểm soát chất lượng thực phẩm  chức năng song song với việc tạo điều kiện cho thị trường này phát triển. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng để ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, đặc biệt là nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe phát triển đúng hướng, lành mạnh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản về quản lý thực phẩm chức năng. Mới đây nhất, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 4288/QĐ-BYT ngày 8/6/2016 “Quyết định ban hành tài liệu hướng dân thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.

    Hàng loạt đơn vị bán sản phẩm TPCN bị phạt do quảng cáo sai. (Ảnh minh họa)

    Bên cạnh đó, để hoàn thiện các quy định quản lý và hành lang pháp lý trong việc sản xuất, phát triển và sử dụng thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đang soạn thảo nghị định về quản lý thực phẩm chức năng.

    Một mặt khác, Bộ này kiểm soát chặt hơn việc kiểm tra quy trình sản xuất, kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm thực phẩm  chức năng cũng như hoạt động quảng cáo của  các đơn vị sản xuất phân phối.

    Chỉ từ 1/10/2016 đến giữa tháng 5/2017, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành 24 Quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2017 đối với 24 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là hơn 4 tỷ đồng. Cụ thể, 11 cơ sở vi phạm về quảng cáo, 09 cơ sở vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ, 04 cơ sở vi phạm nhiều hành vi.

    Trong đó, có các công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng như Công ty Cổ phần Triệu Sơn; Công ty TNHH La Mi; Công ty Cổ phần Đông Trùng Hạ Thảo do không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo và nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, nội dung không phù hợp với nội dung được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.

    Chưa bị phạt nên vẫn ngang nhiên vi phạm

    Trong Thông tư Hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ngày 13/3/2013 nêu rõ, Điều kiện đối với nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng: “Nội dung quảng cáo trên các ph-ương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích phải bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố…

    Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh””.

    Tuy nhiên, nhiều công ty đã cố tình “phớt lờ” như không hiểu quy định trên.

    Về vấn đề quảng cáo sai phạm tràn lan trên các website, Cục An toàn thực phẩm đã nhiều lần thông bao đến người dân nên cảnh giác. Không chỉ trên website, nhiều tờ rơi được phát đến tay người dân đã thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng. Trước đó, trao đổi với phóng viên,ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo: "Người tiêu dùng khi nhặt được tờ rơi không có tên địa chỉ nhà in, số giấy phép in… thì nội dung quảng cáo trên tờ  rơi đó không chính xác  và không được duyệt. Vì vậy, không nên mua sản phẩm đó”.

    Những sản phẩm thực phẩm chức năng được Cục An toàn thực phẩm cấp phép là những sản phẩm được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Việc kiểm nghiệm, công bố nhãn, ….đều có quy trình theo quy định của Nhà nước. Các doanh nghiệp làm tốt thường mẫu và kiểm tra mẫu  3-6 tháng tùy điều kiện. Về phía cơ quan giám sát vẫn định kỳ lấy mấu để kiểm nghiệm.

    Hữu Bằng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-pham-chuc-nang-ngang-nhien-quang-cao-la-phuong-thuoc-ky-dieu-a190200.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan