+Aa-
    Zalo

    Thủ tục giải thể doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong làm ăn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp gồm nhiều thủ tục và phải qua nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan thuế, công an, cơ quan đăng ký kinh doanh.

    (ĐSPL) - Giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp gồm nhiều thủ tục và phải qua nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan thuế, công an, cơ quan đăng ký kinh doanh. 

    Để làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, cần phải thực hiện các công việc như sau:

    Bước 1 - chuẩn bị:

    Trước khi nộp hồ sơ giải thể công ty cần phải làm những công việc sau:

    - Quyết toán các loại thế với Cơ quan thuế nhằm có được Quyết định không nợ thuế và Quyết định khóa mã số thuế;

    - Quyết toán bảo hiểm xã hội nhằm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho nhân viên và xác nhận không còn nợ BHXH;

    - Làm việc với Công an để tiến hành trả con dấu nhằm có được Giấy chứng nhận của Công an đã trả con dấu;

    - Làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan để thông báo chấm dứt hoạt động đối với các Chi nhánh, văn phòng đại diện (VPĐD), địa điểm kinh doanh của Công ty (nếu có).

    - Tiến hành lên danh sách và thanh toán hết tất cả các khoản nợ phải trả cho khách hàng, người lao động để có được xác nhận không còn nợ.

    Thủ tục giải thể doanh nghiệp khi gặp khó khăn trong làm ăn

    Bước 2, Nộp hồ sơ thông báo giải thể:

    Công ty chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau:

    -  Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

    - Quyết định và Biên bản họp của HĐTV (Quyết định của Chủ sở hữu Công ty trong trường hợp Công ty TNHH MTV; Quyết định của HĐQT trong trường hợp Công ty CP) công ty về việc giải thể doanh nghiệp;

    -  Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

    -  Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

    -  Thông báo của cơ quan thuế về việc đóng mã số thuế và hoàn tất nghĩa vụ thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan thuế).

    -  Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

    -  Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp;

    - Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải nộp kèm theo Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp.

    Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của Công ty, Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét giải quyết ra kết quả: Thông báo về việc giải thể cho Công ty.

    Cần lưu ý, nếu công ty không báo cáo thuế trong một thời gian dài, kể cả thời gian công ty không hoạt động và không có thông báo tạm ngưng đúng luật, công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trước khi cơ quan thuế xác nhận nghĩa vụ thuế. Tham khảo bài viết: Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bị xử lý thế nào?

    Doanh nghiệp cần lưu ý

    Chỉ khi nào Doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục về thuế (Có quyết định đóng Mã số thuế doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh, thành phố) và làm đầy đủ các hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp mới nộp trả con dấu. Để chắc chắn, doanh nghiệp nên nộp một bộ hồ sơ (chưa có Giấy chứng nhận đã nộp con dấu của cơ quan công an) cho Phòng ĐKKD để được cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn cụ thể cần sửa đổi, bổ sung những loại giấy tờ nào.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]J3Ogjhyrve[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-khi-gap-kho-khan-trong-lam-an-a111722.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.