+Aa-
    Zalo

    Thứ trưởng GD&ĐT: "Áy náy khi thí sinh vất vả"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng chia sẻ”, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga nói.

    “Đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng chia sẻ”, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga nói.

    Những giọt nước mắt vì xét tuyển

    Dù đã hết hạn đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, nhưng những hình ảnh thí sinh nháo nhào rút - nộp hồ sơ trong ngày cuối cùng 20/8 vẫn khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Nước mắt, sự tiếc nuối, mệt mỏi... là những gì người ta thấy ở nhiều phòng nộp - rút hồ sơ đại học.

    Câu chuyện của thí sinh Vũ Thị Phương Hạnh, đến từ Hải Phòng, là ví dụ điển hình của tình trạng “chơi chứng khoán” điểm số năm nay. Hạnh thi khối D được 24,25 điểm, tự tin nộp vào khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

    Đến ngày 17/8, nữ sinh rút hồ sơ ra vì cơ hội trúng tuyển thấp. Từ đó đến ngày cuối nhận hồ sơ xét tuyển, 2 mẹ con Hạnh thuê phòng trọ ở gần Đại học Kinh tế Quốc dân để hàng ngày đến trường theo dõi tình hình xét tuyển. Sự tốn kém, mệt mỏi đeo đuổi hai mẹ con trong những ngày "căng như dây đàn" chờ đợi.

    "Biển người" nộp hồ sơ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội chiều 20/8. Ảnh: Minh Đức.

    "Không chỉ mình con tôi khổ mà cả gia đình cùng khổ. Con tôi điểm cũng cao, mọi năm có thể chắc chắn đỗ đại học, nhưng giờ thì ăn chực nằm chờ để tìm cơ hội mà vẫn vô vọng", bà Hồng gạt nước mắt nói.Sáng 20/8, biết khó đỗ Đại học Kinh tế Quốc dân, nữ sinh quyết định nộp hồ sơ vào Học viện Tài chính (dự kiến điểm chuẩn đến ngày 19/8 là 21,75 điểm). Lo lắng, thương con, khi phóng viên hỏi, bà Hồng đã bật khóc vì sự đổi mới năm nay của ngành giáo dục.

    Còn tại TPHCM, nhiều phụ huynh, thí sinh cũng bật khóc khi phút 89 khóa hồ sơ. Người đau đớn vì bị đánh bật khỏi ngưỡng điểm trúng tuyển dự kiến. Có thí sinh thất thần, lo âu vì không biết quyết định rút - nộp của mình rồi sẽ đi đến đâu...

    "Khó tránh khỏi vướng mắc"

    Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, việc rút, nộp hồ sơ trong đợt xét

    "Trong quá trình xét tuyển, Bộ GD&ĐT có những giải pháp để kịp thời điều chỉnh các tình huống xảy ra, tuy nhiên, vẫn có những vấn đề Bộ không lường trước được như: Tâm lý của người nhà và thí sinh luôn muốn đến trường để rút - nộp hồ sơ.Bởi vậy, đã có rất nhiều thí sinh phải đi xa vất vả, điều này khiến Bộ GD&ĐT rất áy náy và cũng rất chia sẻ".Thứ trưởng Bùi Văn Ga

    tuyển vừa qua chỉ tập trung ở số ít các trường lớn uy tín.

    “Thực tế chỉ khoảng 30-40 trường trên tổng số hơn 400 đại học, cao đẳng của cả nước (chiếm 10\%) có sức thu hút mạnh mẽ thí sinh. Mặt khác, gần 10.000 thí sinh đã đến các sở GD&ĐT của địa phương làm thủ tục điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, không đến rút hồ sơ ở trường. Vì vậy, số thí sinh thực tế phải đi lại nhiều không thể so sánh với hàng triệu lượt thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và mỗi đợt thi đại học, cao đẳng hằng năm trước đây”, ông Ga khẳng định.

    Theo ông Ga, việc tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích rõ ràng giảm được chi phí và áp lực thi cử rất lớn cho xã hội. Bộ GD&ĐT rất chia sẻ sự lo lắng của thí sinh, phụ huynh vất vả đến trường để rút, nộp hồ sơ mới yên tâm. Tuy nhiên, việc này thực hiện ở sở GD&ĐT sẽ an toàn và thuận lợi hơn rất nhiều.

    Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, quy trình có kết quả thi rồi mới đăng ký xét tuyển sẽ giúp thí sinh chọn được ngành học mình yêu thích, hạn chế nhiều rủi ro chọn ngành, trường. Khi các trường tuyển được nhiều thí sinh yêu thích ngành nghề, có năng lực tương đối đồng đều, việc nâng cao chất lượng đào tạo được thực hiện dễ dàng hơn.

    Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết, năm đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích, vì vậy khó tránh khỏi những vướng mắc. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT có những giải pháp để xử lý kịp thời tình huống xảy ra.

    Sau khi kết thúc tuyển sinh, Bộ sẽ tổ chức các cuộc họp với sở GD&ĐT, trường đại học, cao đẳng để trao đổi rút kinh nghiệm. Mặt khác, những năm tới, thí sinh sẽ quen dần việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu, từ đăng ký dự thi đến xét tuyển để giảm nhẹ áp lực tuyển sinh. Đây là xu thế tất yếu mà các nước phát triển trên thế giới đều làm. Năm nay, không nhiều thí sinh lựa chọn các giải pháp này.

    Trong 3 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung sắp tới, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, để đơn giản hóa thủ tục nộp hồ sơ, sẽ giao các sở GD&ĐT tiếp nhận và chuyển thông tin đăng ký của thí sinh đến các trường liên quan qua phần mềm tuyển sinh. Với phương án này, thí sinh chỉ đến 1 nơi cũng có thể nộp hồ sơ xét tuyển cho cả 12 nguyện vọng của mình.

    Theo quy chế tuyển sinh, trong các đợt xét tuyển bổ sung còn lại, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng xét tuyển.

    Thí sinh có thể sử dụng cùng lúc 3 phiếu báo kết quả thi, mỗi phiếu 4 nguyện vọng vào 4 ngành khác nhau của cùng một trường.

    Như vậy, các em có thể chọn cùng lúc 12 nguyện vọng trong mỗi đợt xét tuyển tới đây.

    Theo Zing 

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]KH7J4HJJd9[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-truong-gddt-ay-nay-khi-thi-sinh-vat-va-a107257.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.