+Aa-
    Zalo

    Thử “mổ xẻ” sự thành công của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây, trên dư luận xã hội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được xem như một hiện tượng mới trong “Làng đại học ngoài công lập”.

    Gần đây, trên dư luận xã hội, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được xem như một hiện tượng mới trong “Làng đại học ngoài công lập”.

    Cũng có người cho rằng: mọi sự đánh giá và xếp hạng các trường đại học trong giai đoạn hiện này về mặt nào đó, còn mang nặng tính hình thức. Tuy nhiên, để đánh giá khách quan về thực chất, thì cần phải dựa trên nguyên tắc sau:

    - Thứ nhất, đánh giá sự thành công của một tổ chức kinh tế nào đó, trước hết phải căn cứ vào kết quả kinh doanh của đơn vị đó.

    - Thứ hai, đối với loại hình đào tạo - sản phẩm hàng hóa cho cho tương lai, thì sự hấp dẫn của đơn vị đó là một tiêu chí quan trọng, điều đó khẳng định sự lựa chọn cho tương lai của khách hàng, thì số lượng đầu vào trường đại học là một căn cứ.

    Trong bài viết này, tác giả chưa đề cập đến kết quả Thu Chi Tài chính của nhà trường, nhưng phân tích về mặt thu hút sinh viên sẽ phần nào nhận diện được thực chất của nhà trường, vì đó là một trong hai tiêu chí quan trọng trong sơ đồ phân loại.

    Không phải vô cớ, người học lựa chọn trường này mà không phải trường khác. Quy luật cung cầu luôn phản ánh đúng giá trị của mỗi loại hàng hóa, và giáo dục, đào tạo không là ngoại lệ. Số lượng sinh viên nhập học hàng năm luôn là một tiêu chí quan trọng của nhà trường. Bởi sự lựa chọn của người học đã phần nào nói lên sự thành công của nhà trường. Những năm gần đây, Trường Đại học KD và CN Hà Nội luôn thu hút được một lượng sinh viên nhập học rất cao, thường đạt và vượt chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ đề ra. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự lựa chọn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Phân tích kết quả khảo sát 200 tân sinh viên Khóa 2019-2020 cho ta câu trả lời như sau:

    Kết quả phân tích 200 Phiếu khảo sát Tân sinh viên khi quyết định lựa chọn vào Đại học KD và CN HN

    Chú thích:

    1. Điểm đầu vào: là tổng hợp các điều kiện để có thể được xét tuyển vào đại học này hay đại học khác, bao gồm quy chế tuyển chọn và những quy định khác của trường. Và những yếu tố khác giữa các trường đã làm nên ý nghĩa của “Điểm đầu vào”.
    2. Ngành học: “Ngành học” của mỗi trường cho biết đặc trưng của trường đó. Có một số trường chuyên sâu thì ngành học là nhất quán, chẳng hạn: Ngoại ngữ, Văn hóa, Xây dựng, Giao thông, Mỏ địa chất, Y, Dược…nhưng cũng có một số trường Chuyên ngành nhưng mức độ khác nhau của các ngành học không nhiều mà thường tập trung đào tạo cho một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn Kinh tế Quốc dân gồm rất nhiều ngành nhưng tất cả các ngành học đều thuộc về Kinh tế, xã hội. Trường Bách Khoa cũng rất nhiều ngành học nhưng tất cả đều thuộc về Khoa học, Kỹ thuật…

    Trong khi đó có một số ít trường có ngành học rất đa dạng, chẳng hạn Trường Đại KD và CN HN thì vừa đào tạo Kinh tế, vừa Kỹ thuật, lại vừa chuyên sâu như Y và Dược. Đó chính là sự khác biệt giữa các trường, và đó cũng chính là một căn cứ để sinh viên lựa chọn hướng đi cho mình.

    1. Tổng chi phí: Là tổng cộng mọi chi phí từ khi học cho tới khi ra trường. Bên cạnh mức học phí được thông báo công khai, các chi phí khác cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể, mà chỉ đến khi “nhập cuộc” sinh viên mới phát hiện ra. Trước khi quyết định thi vào trường nào đó, thường các sinh viên tham khảo các anh chị, và những chi phí phụ cao hay thấp luôn dành được điểm cao cho sự lựa chọn của các tân sinh viên và gia đình các em.
    2. Môi trường học tập: Là tổng hợp mọi cơ sở vật chất và tinh thần phục vụ cho sinh viên trong suốt quá trình học tập, nó bao gồm điều kiện cơ sở vật chất của trường, của lớp học. sự thuận tiện đi lại, môi trường sạch, đẹp, an toàn… đội ngũ giảng viên có trình độ cao hay thấp, mức độ đáp ứng về tài liệu học tập, các điều kiện khác về Văn hóa, Thể thao… Tóm lại là toàn bộ các điều kiện về “vật thể” và “phi vật thể” để tạo ra một môi trường học tập phù hợp về mọi mặt của đời sống sinh viên.
    3. Khả năng kiếm việc sau tốt nghiệp: Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng cho sự đánh giá và lựa chọn nơi đến của các em, có thể nói đây là chỉ tiêu tổng hợp. Bởi học ở đâu thì cuối cùng cái đích vẫn là cho tương lai của các em sau này, chứ không phải mấy năm ngồi trên ghế đại học. Những trường có các ngành học phù hợp với thị trường, có chất lượng đạo tạo tốt, điều kiện học tập tốt mà chi phí hợp lý sẽ là sự lựa chọn của nhiều người

    Kết quả cho thấy sinh viên lựa chọn Trường Đại học KD và CN HN với lý do sau:

    -         Trên cơ sở so sánh tương đối với các cơ sở đào tạo khác, sinh viên luôn chủ động đưa ra quyết định lựa chọn. Điều này thể hiện trong số 5 chỉ tiêu đánh giá, đa phần các em đều thấy” Rất hài lòng”, tỷ lệ đó đều ở mức trên 50%, hoặc ít nhất cũng là “hài lòng”

    -         Với chỉ tiêu “Ngành học” thì mức “Tạm được” và “Chưa hài lòng” chiếm tỷ lệ 42,5%, còn lại là Hài lòng và Rất hài lòng, điều này cũng phần nào phản ánh đúng hiện trạng của Trường rằng cơ cấu ngành học của Trường là hợp lý.

    -         Mức độ chưa hài lòng của 4 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng dưới 5%. Riêng trường hợp chỉ tiêu “Môi trường học tập” chiếm 9% cũng phản ánh đúng với thực tế.

    -         Riêng chỉ tiêu “Khả năng kiếm việc sau tốt nghiệp” được các em đánh giá rất cao (100%). Có lẽ đây là lý do các em lựa chọn vào Trường này. Tất cả 200 phiếu khảo sát đều cho kết quả hài lòng và rất hài lòng. Nghĩa là, các em đều tin rằng, sau khi tốt nghiệp, các em đều có thể dễ dàng có việc làm và có thể là việc làm có thu nhập cao và có nhiều triển vọng phát triển. Đây cũng là mục tiêu cuối cùng của việc đầu tư cho học tập.

    -         Tổng hợp cả 5 chỉ tiêu cho thấy, có tới 86,7% đánh giá hài lòng và rất hài lòng, trong khi đó, ý kiến “Chưa hài lòng” chỉ chiếm trung bình là 4%.

    Phân tích kết quả khảo sát trên đây, phần nào cho thấy sự hợp lý về mọi mặt là nguyên nhân chính thu hút sinh viên, đó là tổng hợp của cả 5 chỉ tiêu nêu trên. Có thể nói: có được kết quả ngày hôm nay, trước hết thuộc về tập thể Nhà trường, từ Ban Giám hiệu đến các Khoa, từ các thày đến sinh viên đã chung tay góp sức xây dựng nên một giá trị mới, tạo nên một tên tuổi trong “Làng đại học ngoài công lập” để càng ngày sức hấp dẫn của Nhà trường càng mạnh, thu hút càng nhiều sinh viên, góp phần làm nên thành công của trường và đóng góp phần nào cho xã hội.

    Tuy nhiên, tất cả những lý do trên đây, chỉ có thể ví như phần nổi của tảng băng, phần chìm của tảng băng chiếm tỷ trọng rất lớn lại nằm ở một nguyên nhân ngoài 5 tiêu chí nêu trên. Lý do chúng tôi không đưa vào tiêu chí để so sánh, bởi nó chỉ có ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đó chính là: “tính khác biệt”.

    Sự khác biệt quyết định thành công

    Người đứng đầu của một doanh nghiệp hay một tổ chức luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của tổ chức đó. Muốn tồn tại và phát triển, mọi tổ chức đều lựa chọn cho mình một người lãnh đạo có tầm nhìn, và ngược lại, một người lãnh đạo có Tâm, có Tầm sẽ luôn tạo dựng được một tổ chức hay Doanh nghiệp của mình phát triển. Trường Đại học KD và CN HN là một ví dụ điển hình. Được như ngày nay, có thể khẳng định Tâm, Thế của người đứng đầu: GS Trần Phương. Đấy chính là sự khác biệt của Trường Đại học KD và CN HN với các tổ chức đào tạo khác. Có thể khẳng định, đây là duy nhất, và sẽ không có thêm một trường hợp nào tương tự nữa để so sánh.

    Biết đến bao giờ mới lại xuất hiện một ông Phó Thủ tướng sau khi nghỉ hưu, đứng ra thành lập trường đại học và dồn toàn bộ tâm sức còn lại của mình để xây dựng trường phát triển không ngừng trong một môi trường cạnh tranh không hề dễ thở. Có thể nói, đây là một trường hợp “Hy hữu”. Nó vượt qua mọi quy luật thông thường theo nhận thức hay quy ước về thời gian và tuổi tác. Thậm chí khác với nguyên tắc và quy ước về Lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO.

    Nếu chỉ nghe và suy luận, thì rất ít người tin rằng ở tuổi 90, người ta vẫn tỉnh táo, vẫn đảm đương nhiệm vụ của Hiêu trưởng một cách xuất sắc. Nhưng GS Trần Phương là như vậy. Mặc dù rất nhiều lần GS và gia đình muốn được nghỉ ngơi, song với sự mong muốn của Ban Giám hiệu cùng với nhiệt huyết của GS luôn quyết tâm đưa trường lên một vị thế mới, đã níu chân GS lại với sự nghiệp trồng người. Có lẽ đó chính là “Nghiệp” của Thày. Với Tâm, Thế và nhiệt huyết của Thày, đã đánh thức sự đam mê, sáng tạo của mọi người; truyền cảm hứng cho mọi lứa tuổi; và là nguyên nhân của sự đoàn kết thống nhất trong Ban Giám hiệu cùng toàn thể đội ngũ giảng viên, đó chính là yếu tố quyết định sự thành công. 

    GS Trần Phương đúng là một “hiện tượng” và đã là “hiện tượng” thì nên đánh giá và nhìn nhận với sự Phi thường, nếu đánh giá một hiện tượng Phi thường với con mắt Tầm thường, thì sự đánh giá đó đôi khi trở thành nhảm nhí.

    Một trường đại học có vị Hiệu trưởng là bậc Phi thường quả là một hồng phúc. Nó như  linh hồn của cơ thể sống, thổi vào cơ thể đó luồng không khí của sự đam mê, sáng tạo và sống động. Thày đã truyền cảm hứng cho mọi người và trước hết là cho Ban Giám hiệu. Kết quả, Thày đã tạo dựng được một Ban Giám hiệu mạnh, đoàn kết, trách nhiệm và nhiệt huyết, kế tục và phát huy phẩm chất của thày, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

    Phải chăng đấy cũng chính là nguyên nhân các em lựa chọn vào Trường Đại học KD và CN Hà Nội?  Bởi các em và gia đình đã tin tưởng vào một tương lại tốt đẹp đang chờ đón dưới sự dẫn dắt của một vị hiệu trưởng đáng kính và sáng suốt, với một Ban Giám hiệu đoàn kết nhất trí?

    Có thể nói: mọi sự quyết định, từ phương hướng phát triển, chiến lược hoạt động, cơ cấu ngành học cho đến cơ sở vật chất, tinh thần cũng đều manh nha từ mong muốn và nỗ lực không ngừng của GS Trần Phương. 

    Trong cơ chế thị trường “trăm hoa đua nở” như hiện nay, mọi thứ sản phẩm và hàng hóa đều “na ná”, thì yếu tố khác biệt luôn là một điểm nhấn, là lựa chọn của khách hàng, và chỉ có khác biệt mới làm nên thành công.

    Có thể nói sự thành công bước đầu của Trường Đại học KD và CN Hà Nội chính là sự khác biệt: Khác biệt về mô hình: “Trường đại học ngoài công lập phi lợi nhuận”, khác biệt về đào tạo đa ngành: “Kinhdoanh, Công nghệ, và Y Dược học”, khác biệt về “Người Hiệu trưởng 90 tuổi” và khác biệt về: “Đội ngũ quản lý đã trưởng thành” từ các bộ ngành khác chuyển về.

    Nếu như không có sự khác biệt trên đây, liệu Trường Đại học KD và CN Hà Nội có thể vượt qua các đối thủ khác hay không?

    Hy vọng Trường KD và CN Hà Nội tiếp tục phát huy tính khác biệt của mình để không ngừng là sự hấp dẫn cho các thế hệ nối tiếp. Thị trường luôn biết cách lựa chọn và luôn đánh giá rất song phẳng mọi sản phẩm.

    Hãy tự hào về sự khác biệt, biết tôn trọng khác biệt của người khác, dám bảo vệ sự khác biệt là khẳng định thành công của mình.

    NB Hà Phương   

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-mo-xe-su-thanh-cong-cua-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi-a303588.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan