+Aa-
    Zalo

    Thông tư 15 của Bộ Y tế chưa thay đổi nhiều?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ ngày 15/7 tới, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá hàng loạt dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện cùng hạng theo hướng giảm, nhằm cân đối quỹ.

    Từ ngày 15/7 tới, ngành y tế tiếp tục điều chỉnh giá hàng loạt dịch vụ y tế ở tất cả các bệnh viện cùng hạng theo hướng giảm, nhằm cân đối quỹ.

    Vừa qua Bộ Y tế đã thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội ban hành Thông tư số 15 để thay thế Thông tư số 37. Tinh thần chung của Thông tư này là điều chỉnh giá một số dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cụ thể, đã điều chỉnh giảm giá 88 dịch vụ kỹ thuật trong đó chủ yếu là giá khám bệnh lò sưởi halogen, giá giường bệnh và một số dịch vụ xét nghiệm. Đây là những dịch vụ sử dụng nhiều, tần xuất sử dụng lớn.

    Các chuyên gia chỉ ra những đểm bất cập trong Thông tư mới. (Ảnh minh họa)

    Tuy nhiên, theo một chuyên gia y tế chia sẻ với VTC, thực chất Thông tư 15 không khác Thông tư 37 trước đó, nghĩa là người bệnh có bảo hiểm khi đến khám chữa bệnh sẽ có cảm giác được giảm giá, song về thực tế thì giá vẫn không thay đổi nhiều.

    Theo vị chuyên gia này, có ba điểm bất cập dễ nhìn thấy nhất trong hai thông tư nói trên:

    Thứ nhất, khi xây dựng giá cho Thông tư 37 thì Bộ Y tế chỉ xây dựng giá cho bệnh viện hạng 1. Sau đó nhân tỉ lệ cho các tuyến theo các hạng bệnh viện chứ cũng không khảo sát ở các bệnh viện tuyến dưới nên họ dùng cái gì, trang thiết bị như thế nào khác rất xa so với khi đi khảo sát. Khi điều chỉnh Thông tư 15 thì Bộ Y tế vẫn sử dụng những thông tin định mức của bệnh viện tuyến đặc biệt hạng 1 của Bộ Y tế nên không phù hợp với thực tế.

    Thứ hai, trong Thông tư 15, khi điều chỉnh giảm tiền khám, nhưng định mức thì lại tăng lên. Cụ thể, trong công văn số 2704 ngày 14/5/2018 có đưa ra định mức là mỗi bàn khám hạng đặc biệt là 37, 40, 42, 45. Nhưng trong Thông tư 15 lại tăng định mức lên đến mức tối thiểu là 65, nghĩa là trên 65 vẫn thanh toán. Nghĩa là nếu đặt ra định mức 37 thì mỗi bệnh nhân sẽ phải khám mất 20 phút, bây giờ tăng gấp đôi lên thì mỗi bệnh nhân chỉ còn 10 phút, thậm chí chỉ còn 5 – 8 phút để khám bệnh.

    Như vậy, khi Bộ Y tế giảm giá nhưng lại tăng định mức lên, tức là số lượt khám và thanh toán tăng lên thì dẫn đến chuyện chất lượng cũng sẽ đi theo số lượng, cụ thể là chất lượng tăng thì số lượng giảm. Đấy là một cách giảm giá trên danh nghĩa nhưng mà trên thực tế thì tổng tiền vẫn không đổi. Tổng số đơn khám tăng lên trong khi tổng tiền không đổi mặc dù cứ tưởng đó là đơn giá giảm.

    Thứ ba, trong kết cấu về tiền giường có những điểm không hợp lý. Ví dụ, Bộ Y tế tính chi phí cho trang thiết bị chẳng hạn, một giường bệnh khi sử dụng tính khấu hao tài sản trong vòng 5 năm, nhưng theo Thông tư 15 thì giá trị tài sản lại được khấu hao 8 năm. Đáng lí ra phải chia 8 thì ở đây Bộ Y tế lại chia 5.

    BHXH Việt Nam chỉ ra các bất cập tạo kẽ hở cho những chi phí "khống" tại Thông tư 15. (Ảnh minh họa)

    Cũng theo ý kiến chuyên gia trên, trong quá trình làm giá, Bộ Y tế đã không bám sát vào thực tế các bệnh viện hiện nay. Ví dụ như bên BHXH yêu cầu là phải thanh toán theo thực tế. Nếu như trả cho bệnh viện tuyến dưới đúng như giá của bệnh viện tuyến trên thì họ sẽ không có động lực để đầu tư trang thiết bị. Nếu như trả đúng giá của họ - tức là anh có cái gì tôi trả anh cái đấy, chi phí cái gì thì trả cái đó thì người ta sẽ phải nâng cao chất lượng lên, phải đầu tư thêm trang thiết bị.

    Tuy nhiên do vẫn trả cho bệnh viện tuyến dưới vẫn ở mức rất là cao và không khuyến khích họ có động lực để đầu tư thì họ chẳng cần đầu tư.

    Bên cạnh đó, phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) cũng chỉ ra các bất cập cho thấy kẽ hở cho những chi phí “khống”. Hiện BHXH Việt Nam đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về một số vấn đề còn tồn tại, bất cập trong quá trình tham gia xây dựng Thông tư 15. Báo cáo của BHXH Việt Nam khẳng định, với trách nhiệm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tổ chức thực hiện chính sách BHYT, quản lý quỹ BHYT, những kiến nghị của BHXH Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT (bao gồm quyền và lợi ích chính đáng của cơ sở KCB).

    Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT, đảm bảo sử dụng, thanh toán đúng mục đích, đúng quy định và là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, phòng chống tình trạng lãng phí, gian lận, lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT đã và đang diễn ra ở không ít cơ sở y tế.

    Hoàng Giang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-tu-15-cua-bo-y-te-chua-thay-doi-nhieu-a234465.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan