+Aa-
    Zalo

    Thông tin về Viện Đại học Kỷ lục Thế giới - tổ chức trao tặng chức danh Giáo sư cho "bầu Đệ"

    (ĐS&PL) - Viện Đại học Kỷ lục Thế giới được lập ra nhằm tìm kiếm, giới thiệu quảng bá các kỷ lục mang tính sáng tạo, có giá trị nội dung, đem lại giá trị phục vụ cộng đồng xã hội.

    Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) là một tổ chức có đăng ký giấy phép hoạt động tại Cộng hòa Ấn Độ là chính, văn phòng liên lạc đặt tại Vương quốc Anh, có đăng ký bản quyền tại Vương quốc Anh với số đăng ký bản quyền là 284666862.

    Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU) không phải là trường đại học hàn lâm bình thường nhằm đào tạo sinh viên, các nghiên cứu sinh về các lĩnh vực khác nhau. Tổ chức này hoạt động theo mô hình đặc thù tinh gọn như một viện tư liệu và nghiên cứu tổng hợp về những giá trị sáng tạo và nội dung kỷ lục của cộng đồng kỷ lục gia trên thế giới; chuyên tìm kiếm, lưu giữ các chất xám; vinh danh các kỷ lục gia có đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội, quảng bá tất cả các giá trị nội dung này trên toàn thế giới.

    vien dai hoc ky luc the gioi world records university dspl
    Liên hoan các Kỷ lục gia Quốc gia được tổ chức vào ngày 12/1/2012 và được tổ chức tại Ấn Độ.

    WRU ra đời và hoạt động với sự liên kết và hợp lực với các tổ chức kỷ lục các quốc gia trên thế giới ban đầu như Tổ chức Kỷ lục Châu Á, Tổ chức Kỷ lục Đông Dương,Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục Nepal, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, .v..v...

    Theo WRU, đối với một kỷ lục gia, sự vĩ đại không đến từ những danh hiệu, có thể họ không được học hành đào tạo từ trường lớp mà được học từ những bài học trong cuộc sống, từ sự trải nghiệm của cá nhân có khi mất gần cả cuộc đời mới thực hiện được một tác phẩm, một sự kiện, một công trình mang giá trị nội dung kỷ lục. Theo đó, tất cả những giá trị sáng tạo vì cộng đồng đều phải được lưu lại cho mai sau.

    WRU cũng xác định rằng hiện nay không có bất cứ trường đại học, viện đào tạo nào trên thế giới có thể đào tạo được các kỷ lục gia, đặc biệt là những kỷ lục gia sáng tạo nên những giá trị về nội dung.

    Chính vì điều này, WRU chỉ tiếp nhận những hồ sơ đề cử các đề tài cho đối tượng là các kỷ lục gia và các đơn vị sở hữu kỷ lục theo sự đề nghị và giới thiệu của Tổ chức kỷ lục các quốc gia để WRU có cơ sở xem xét, thẩm định các đề tài và hồ sơ chứa đựng các giá trị nội dung cao, có những tác động tích cực và mạnh mẽ đến cộng đồng trong và ngoài nước của các kỷ lục gia và đơn vị sở hữu kỷ lục tại các quốc gia trên thế giới.

    trao danh hieu tien si danh du vien dai hoc ky luc the gioi spl
    AHLĐ Nguyễn Quang Mâu đón nhận danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới.

    Hệ thống phê duyệt

    Bất kỳ người nào đã làm được điều gì đó khác biệt và là kỷ lục gia của một quốc gia trong hệ thống liên kết của WRU đều có thể nộp đơn đăng ký cấp bằng Tiến sĩ. 

    Bước thứ hai là biên soạn ý tưởng, phương pháp luận, tài nguyên, bộ kỹ năng, công nghệ và các thành phần khác nhau liên quan đến việc đạt được kỳ tích đó để trở thành kỷ lục gia.

    Sau khi đơn xin cấp bằng Tiến sĩ được nộp tại Đại học Kỷ lục Thế giới ở quốc gia liên kết với WRU, đơn đăng ký tương tự sẽ được chuyển đến tất cả các chi nhánh của WRU ở nhiều quốc gia cùng với trụ sở chính của tổ chức này.

    Sau khi nhận được sự đồng ý từ ít nhất ba quốc gia, người giữ kỷ lục sẽ được vinh danh, cấp bằng Tiến sĩ & và được phong là tiến sĩ trong lĩnh vực cụ thể đó. 

    WRU hoạt động không chỉ nhằm mục đích xác lập giá trị nội dung kỷ lục, mà còn cung cấp 18 khóa đào tạo với các nội dung liên quan đến việc biến các ý tưởng sáng tạo, tổ chức thực hiện, đánh giá giá trị thành kỷ lục, đóng góp và hỗ trợ phát triển các đề tài bao gồm cung cấp các chương trình phần mềm quản lý dữ liệu nội dung miễn phí, cung cấp phương pháp tìm kiếm, sáng tạo và tổ chức các khóa đào tạo tại các quốc gia để phát triển các giá trị nội dung nhằm tạo cơ hội cho các kỷ lục gia và đơn vị sở hữu trong việc phục vụ rộng rãi hơn cho cộng đồng trong và ngoài quốc gia đó;

    Bên cạnh đó, WRU giới thiệu thêm cho họ các đối tác, nhà đầu tư, các đơn vị khai thác tùy theo các giá trị nội dung mà cá nhân, đơn vị đó sở hữu.

    9 giá nội dung kỷ lục

    Tổ chức Viện Đại học Kỷ lục Thế giới khác với Tổ chức Guinness Thế giới và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới ở việc chỉ tìm kiếm, xác lập các giá trị nội dung kỷ lục, phục vụ cộng đồng, theo 9 giá trị nội dung kỷ lục, bao gồm:
    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về truyền thống văn hóa;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Lịch sử;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Giáo dục;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về mặt Nghệ thuật;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Đạo đức và nhân văn;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Phát triển và bền vững;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Tư liệu và lưu trữ;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Quảng bá hình ảnh của một đất nước, một châu lục;

    - Nội dung Kỷ lục có giá trị về Sáng tạo vì cộng đồng, tạo ra các thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ phục vụ cộng đồng.

    Như đã đưa tin, ngày 12/11/2021 giờ Anh quốc (tức 16h00 theo giờ Việt Nam), Hội đồng xét duyệt chức danh Giáo sư Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (World Records University – WRU) đã chính thức thông qua hồ sơ và công nhận TS. Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực đủ tiêu chuẩn đạt chức danh Giáo sư.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-tin-ve-vien-dai-hoc-ky-luc-the-gioi-to-chuc-trao-tang-chuc-danh-giao-su-cho-bau-de-a519850.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan