(ĐSPL) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa bởi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một hình thức đầu tư xuyên quốc gia, điều này chỉ ra rằng một người thuộc một nền kinh tế có quyền kiểm soát và ảnh hưởng đáng kể lên việc quản lý của một người thuộc một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác. FDI là thực sự cần thiết để cải thiện mức độ toàn cầu hóa và sự liên kết giữa các nền kinh tế.
Tăng nguồn đầu tư trực tiếp vào các quốc gia Đông Nam Á
Việc đầu tư quốc tế tiếp tục lớn mạnh xuyên lục địa Châu Á. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á có xảy ra nhưng không rõ rệt thì dòng đầu tư thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dường như là không bị ảnh hưởng. ¾ tổng FDI có được nhờ doanh thu bán hàng cho những khác hàng nước ngoài và xuất khẩu chiếm ¼ tổng FDI. Các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục thu hút nguồn đầu tư từ Nhật Bản, Mỹ, Canada và một vài nước Châu Âu khác. Các nền kinh tế lớn mạnh hơn ở Châu Á có xu hướng đầu tư trực tiếp vào những nền kinh tế tương đối nhỏ ở khu vực Đông Nam Á
Quốc gia sáng suốt trong việc rót vốn vào Việt Nam
Một nước nhỏ như là Việt Nam thu hút nguồn FDI lên đến hàng chục tỷ USD từ các nước như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Theo Báo cáo Đầu tư quốc tế vào năm 2013 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam đang là 3 nước nằm trong top 10 các nước có tiềm năng trong việc thu hút nguồn FDI. Do việc tăng lương và chi phí sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ nên các quốc gia Đông Nam Á đang là nơi thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Đài Loan đứng đầu danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam trong vòng ba thập niên vừa qua (chiếm 11,8 \%). Tiếp đến là Hàn Quốc (11,5 \%) và Singapore (11,3 \%). Nhật Bản và Malaysia mỗi nước chiếm 1/10 nguồn FDI của Việt Nam. Quần đảo Virgin của Anh, các bang của Mỹ và Hong Kong cũng có những đóng góp đáng kể từ 4-8\% trong tổng FDI.
Báo cáo năm 2014 của Trung tâm Vale Columbia về đầu tư quốc tế bền vững http://ccsi.columbia.edu/ |
Các ngành được rót vốn vào tại Việt Nam
Ngành sản xuất chiếm đến 60\% tổng các khoản đầu tư FDI. Cụ thể, trong lĩnh vực sản xuất dầu thô thu hút hơn 20\% tổng các khoản đầu tư FDI. Ngành công nghiệp nặng đứng thứ hai gần sát với khu vực sản xuất dầu thô, chiếm 20\% tổng vốn đầu tư. Nhà đất bất động sản tiếp tục thu hút đầu tư trong một thời gian lâu dài, với 18\% tổng vốn đầu tư. Như mong đợi ngành tài chính, ngân hàng đóng góp 1/5 tổng số vốn đầu tư. Ngành giáo dục lại yếu kém đến ngạc nhiên trong khi chỉ thu hút không quá 1\% tổng số vốn FDI. Ngành du lịch, y tế, nông, ngư nghiệp và công nghiệp nhẹ cũng đóng góp không đáng kể vào tổng FDI. Phát triển đô thị và thành phố cùng với các lĩnh vực khác của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đóng góp 1/10 vào tổng FDI hàng năm của Việt Nam.
Theo tính toán, lĩnh vực sản xuất và chế biến thu hút số vốn đầu tư là 120 tỷ USD thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lĩnh vực bất động sản đứng thứ hai với 48 tỷ USD và khách sạn đứng thứ ba với 10 tỷ USD. Các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, nông nghiệp và ngư nghiệp, bán buôn và bán lẻ, kho vận, giao thông vận tải mỗi lĩnh vực thu hút 3 triệu USD. Ngành xây dựng và ngành khí đốt mỗi ngành chiếm 9 triệu USD nguồn vốn FDI.
Giải quyết tranh chấp liên quan đến FDI
Có rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh sau khi đầu tư nước ngoài hay ngân hàng xảy ra. Khi có nhiều bên tham gia nhất thiết phải cần đến sự hòa giải ở mức độ cao. Luật pháp liên quan đến các quốc gia khác nhau có thể đối lập lẫn nhau, điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp không thể thực hiện được theo pháp luật nước sở tại. Do vậy, các hoạt động kinh doanh có thể gặp phải những thách thức trong trường hợp đầu tư nước ngoài.
Vai trò của khu vực pháp lý tại nước sở tại
Khu vực pháp lý nước sở tại hầu hết còn thiếu và không tạo được lòng tin nơi những nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế thì tất cả các khu vực pháp lý đều nghiêng về phía nhằm bảo vệ cho người dân địa phương mỗi khi một quy phạm pháp luật được ban hành. Quả thật các cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập là rất hiếm. Tòa án châu Á yêu cầu sử dụng các ngôn ngữ khu vực cho thủ tục tố tụng trong một số trường hợp. Các quốc gia đang làm việc hướng tới xây dựng các biện pháp giải quyết tranh chấp đưa đến các quy chuẩn cao nhất. Các nền kinh tế cũng cố gắng tạo ra sự thoải mái nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn FDI. Các cơ quan địa phương đối phó với những khiếu kiện chống lại họ bằng việc khởi kiện hình sự với mục đích duy nhất là gây sách nhiễu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Giải quyết tranh chấp tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng tại tòa yêu cầu hình thức nói và viết là bằng Tiếng Việt ngoại trừ trường hợp trọng tài cho phép sử dụng ngoại ngữ và áp dụng pháp luật nước ngoài. Quá trình giải quyết tranh chấp ở Việt Nam có thể lên tới 24 tháng ở các tòa án địa phương. Không có luật nước ngoài nào có thể được áp dụng trong trường hợp giải quyết được tổ chức tại tòa án Việt Nam nếu như pháp luật giữa các nước không giống nhau. Nếu bản án nằm trong nguyên tắc cơ bản của luật pháp địa phương, bản án của nước ngoài có thể được áp dụng trên cơ sở có đi có lại đối với các trường hợp đặc biệt. Là một thành viên và đã ký kết Công nhận Phán quyết của Trọng tài và Công ước New York, bản án nước ngoài và phán quyết trọng tài có thể được áp dụng tại các tòa án Việt Nam trong trường hợp cụ thể và ngược lại.
Giải quyết tranh chấp quốc tế
Những bất ổn pháp lý về đầu tư nước ngoài được ổn định bằng cách thông qua luật pháp quốc tế liên quan đến giải quyết tranh chấp. Các điều ước về đầu tư được áp đặt lên các nền kinh tế, điều này giúp cho việc được lựa chọn để trở thành những người chơi năng động trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Chuyển đổi của pháp luật và các điều ước về đầu tư được tạo nên bởi các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế. Các hình thức giải quyết tranh chấp thay thể được linh hoạt áp dụng để để đáp ứng mong đợi của những thể chế kinh tế đầy phức tạp. Hòa giải và trọng tài đã và đang là những công cụ đã được kiểm chứng để giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế chuyên ngành hoạt động trên cấp độ đa phương để khuyến khích dòng đầu tư toàn cầu, do đó giảm thiểu rủi ro phi thương mại. Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID) là một điển hình hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp pháp lý giữa các nhà đầu tư quốc tế.
Rà soát các quy định về giải quyết tranh chấp ở các nước Đông Nam Á
- Rào chắn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và việc giữ lại những rào chắn này vẫn được duy trì ở Indonesia. Những bất ổn pháp lý thường được chỉ ra bởi các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng
- Malaysia vẫn có một quy tắc buộc phải có một giám đốc điều hành chủ động hoặc thụ động cho tất cả các dự án kinh doanh. Luật pháp giải quyết vẫn được coi là nghiêng về phía có lợi cho người dân địa phương.
- Hiệp định đầu tư Hàn Quốc đã phát triển một chặng đường dài để tạo nên các nhà đầu tư một cách thân thiện. Tuy nhiên vẫn có phạm vi để tăng cường quy định giải quyết tranh chấp thông qua các khuôn khổ pháp lý của Hàn Quốc.
- Áp dụng pháp luật nước ngoài đều bị nghiêm cấm trong các tòa án địa phương Việt Nam, nơi Tiếng Việt là ngôn ngữ nói và viết bắt buộc.
Các biện pháp triển vọng để ngăn chặn tình trạng lạm dụng:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh và nó cũng được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Các nhà đầu tư nước ngoài phải được khuyến khích để có những đền bù thích hợp tại các Tòa án Đông Nam Á chứ không phải đi gõ cửa các cơ quan phán quyết nước ngoài để đòi công bằng. Nếu các bên muốn áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp, tòa án ở nước sở tại phải có khả năng xét xử cho việc áp dụng pháp luật nước ngoài mà các bên đã thoả thuận. Nó có thể đem lại một sự thúc đẩy lòng tin rất lớn nơi các nhà đầu tư cũng như kiểm tra bất kỳ sự lạm dụng nào các bên. Bản án và phán quyết của trọng tài ở các quốc gia Đông Nam Á không có hiệu lực ở các quốc gia khác. Việc ký kết điều ước quốc tế và tham gia vào các điều ước đó có thể là một bước tiến lớn để giảm bớt quá trình giải quyết tranh chấp trên cơ sở đầu tư quốc tế.