+Aa-
    Zalo

    Thói quen khi ngủ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, có thể bạn chưa biết

    (ĐS&PL) - Để cao lớn hơn, trẻ cần tiết ra hormone tăng trưởng. Sự tiết hormone tăng trưởng chủ yếu tập trung trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ sâu, đặc biệt là vài giờ đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ. Nếu trẻ có 3 thói quen dưới đây trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao.

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng, 70% chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền và 30% còn lại là do môi trường quyết định.

    3 thói quen ảnh hưởng đến chiều cao

    Bật đèn khi ngủ

    thoi quen khi ngu anh huong den chieu cao cu a tre ma ban chua biet2

    Khi em bé vừa chào đời, mẹ sẽ chuẩn bị một chiếc đèn ngủ nhỏ trong phòng để tiện cho việc chăm sóc bé. Nhưng điều các mẹ cần lưu ý là khi trẻ đã có một sức cơ nhất định và không còn nguy cơ ngạt thở, các mẹ nên cân nhắc bỏ dần đèn ngủ ra khỏi phòng.

    Điều này là do não tiết ra một chất gọi là "melatonin" vào ban đêm để giúp chúng ta ngủ ngon hơn.

    Nếu bạn bật đèn ngủ vào ban đêm, dù là ánh sáng rất yếu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết melatonin, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết hormone tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao.

    Xem các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

    thoi quen khi ngu anh huong den chieu cao cu a tre ma ban chua biet1

    Tốt nhất là không cho trẻ xem TV di động 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh trong các sản phẩm điện tử làm trì hoãn quá trình tiết melatonin, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ nhanh chóng mà trằn trọc rất lâu mới vào giấc ngủ được.

    Thời kỳ tiết hormone tăng trưởng cao nhất là khoảng 10 giờ tối đến 1 giờ sáng, nếu trẻ không ngủ sâu trong khoảng thời gian này thì sự tiết hormone sẽ giảm đi rất nhiều.

    Lâu dần, chiều cao của trẻ đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

    Trẻ em ngày nay trưởng thành sớm hơn và các đường biểu sinh của nhiều người sẽ đóng lại sớm. Nếu trẻ vẫn có 3 thói quen này trong quá trình tăng trưởng sẽ càng ảnh hưởng đến chiều cao, khó cao lên sau 14 tuổi.

    Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

    thoi quen khi ngu anh huong den chieu cao cu a tre ma ban chua biet3

    Một số trẻ có thói quen ăn uống không tốt, đến giờ ăn thì không ăn hoặc ăn ít, khi chuẩn bị đi ngủ thì lại kêu đói. Bố mẹ sợ con đói, khó chịu nên thường cho con ăn trước khi đi ngủ.

    Nhưng khi trẻ có nhiều thức ăn trong bụng, cơ thể sẽ phải ưu tiên huy động nhiều năng lượng để tiêu hóa hơn là tập trung cho giấc ngủ trước. Điều này cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng, không có lợi cho sự phát triển của xương.

    Hơn nữa, cảm giác no quá sẽ khiến trẻ trằn trọc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ sâu sẽ ức chế quá trình tiết hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao.

    3 cách giúp trẻ cao lớn

    Muốn con cao lớn, ngoài việc chú ý nhiều hơn trước khi đi ngủ, chúng ta còn có thể tuân thủ 3 phương pháp sau.

    Cân bằng dinh dưỡng

    Dinh dưỡng cân đối là điểm mấu chốt nhất để cơ thể trẻ phát triển, bởi mọi sự phát triển đều không thể tách rời sự hỗ trợ dinh dưỡng.

    Đảm bảo con bạn được ăn một chế độ ăn uống cân bằng cần có đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất để giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

    Tập thể dục 60 phút mỗi ngày

    thoi quen khi ngu anh huong den chieu cao cu a tre ma ban chua biet4

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ em sau 6 tuổi nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 60 phút mỗi ngày.

    Một người bạn của tôi muốn con gái mình cao lớn hơn, nhưng lo lắng rằng ra ngoài vào ban đêm sẽ không an toàn nên đã yêu cầu con gái ở nhà nhảy cao, nhảy dây. Loại hình vận động này có tác dụng kéo giãn xương, kích thích tiết hormone tăng trưởng giúp trẻ cao lớn hơn.

    Đi ngủ sớm

    Trẻ em trước 6 tuổi và tiểu học cố gắng đi ngủ vào khoảng 20h30 – 21h, 21h30 đối với trung học cơ sở và 22h đối với trung học phổ thông.

    Trẻ càng nhỏ thì càng nên ngủ sớm. Phát triển thói quen ngủ tốt có thể cho phép cơ thể tiết hormone tăng trưởng thường xuyên và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

    Điều này được lý giải là khi một đứa trẻ đi vào giấc ngủ, cơ thể được thả lỏng hoàn toàn, từ đó giúp tiết ra hormone sinh trưởng để giúp trẻ đạt được mức tăng trưởng tốt nhất.

    Theo lời các chuyên gia đánh giá thì 2 giai đoạn trong ngày mà hormone sinh trưởng tiết ra nhiều nhất là: từ 21 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Thậm chí vào khung giờ này thì lượng hormone sinh trưởng được đánh giá là cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày.

    Do vậy nếu như tận dụng được 2 khung giờ “vàng” này cha mẹ sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì cha mẹ cần cho bé đi ngủ sớm từ 8h30’ tối, muộn nhất cũng không được quá 9h30 tối và để trẻ thức dậy sau 7h sáng hôm sau.

    Nếu trẻ đi ngủ muộn hơn 2 khung giờ này thì sẽ không đạt được hiệu quả phát triển chiều cao và chất xám.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thoi-quen-khi-ngu-anh-huong-den-chieu-cao-cua-tre-co-the-ban-chua-biet-a586560.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan