+Aa-
    Zalo

    Thị trường bán lẻ Việt Nam: Miền đất hứa với đại gia ngoại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang là miền đất hứa và là điểm dừng chân của hàng loạt các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực...

    (ĐSPL) -  Thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang là miền đất hứa và là điểm dừng chân của hàng loạt các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    "Cơn bão" đầu tư của doanh nghiệp Thái Lan

    Tin tức trên báo trí thức trẻ, trong thời gian gần đây, thị trường liên tiếp chứng kiến sự tấn công, thâu tóm rồi nắm giữ doanh nghiệp Việt của các ông trùm Thái Lan. Từ bán thịt, trứng, những nhu yếu phẩm hàng ngày cho tới đầu tư hoá dầu, khu công nghiệp… các đại gia người Thái đang dần xây dựng cho mình nền móng ở các lĩnh vực quan trọng tại thị trường hơn 90 triệu dân.

    Cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp Thái vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại bởi những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp FDI trước đó cũng như các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã và sẽ ký kết.

    Ở lĩnh vực công nghiệp, Công ty Hemaraj chuẩn bị cho 2 dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN) tại Nghệ An là KCN WHA Hemaraj 1- Nghệ An, tổng diện tích hơn 2.000 ha tại KCN Nam Cấm (huyện Nghi Lộc) và KCN WHA Hemaraj 2 - Nghệ An, tổng diện tích hơn 1.100 ha tại KCN Thọ Lộc (huyện Diễn Châu). Các thủ tục đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng tới.

    Hay như một nhà đầu tư khác của Thái, Công ty RATCH Co., Ltd lại bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 3 và ngỏ ý được tham gia đầu tư vào các dự án nguồn điện của Việt Nam.

    Đại diện của nhiều công ty Thái Lan như Duay Ruk, Green Siam Marketing, TRI Global, Pharmaceutical Industry, Kito, CT Industry, NMB-Minebea Thai, Gates Unitta… khẳng định họ đánh giá cao thị trường Việt Nam và dự kiến có thể dần mở rộng kinh doanh sang đất nước hình chữ S. Còn bây giờ họ sẽ tạm quảng bá sản phẩm qua các hội chợ và triển lãm.

    “Việt Nam là thị trường vô cùng hấp dẫn không chỉ đối với doanh nghiệp Thái Lan, mà còn đối với cả nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác”, bà Apiradi Tantraporn, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan khẳng định.

    Mặc dù thị trường Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng theo đại điện thương mại Thái Lan, để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Thái Lan hơn nữa, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực.

    Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp là rào cản lớn trong tâm lý đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài – một đại diện doanh nghiệp cho biết.

    Cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp người Thái vừa là dấu hiệu đáng mừng khi Việt Nam liên tục thu hút được vốn FDI nhưng cũng là nỗi lo cho các doanh nghiệp Việt Nam khi họ có thể thua ngay trên sân nhà.

    Thị trường nội địa Việt Nam đang bị xâm thực một cách mạnh mẽ, đấy là điều dễ dàng nhận ra, đặc biệt là trên thị trường bán lẻ khi hàng hoá Thái ngày một chiếm lĩnh. Hay như ở ngành chế biến thức ăn gia súc và một số lĩnh vực sản xuất nhựa, doanh nghiệp Thái Lan được nhận định là đang dẫn đầu nếu không nói là chiếm vị thế độc quyền.

    Nhiều doanh nghiệp Thái Lan khẳng định, nếu bây giờ doanh nghiệp Việt mới chuẩn bị để đón đầu những lợi thế từ hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là muộn bởi các doanh nghiệp Thái Lan đã có chuẩn bị từ rất lâu trước đó.

    Thị trường nội địa Việt Nam đang bị xâm thực một cách mạnh mẽ, đấy là điều dễ dàng nhận ra, đặc biệt là trên thị trường bán lẻ khi hàng hoá Thái ngày một chiếm lĩnh. (Ảnh minh họa).

    Thị trường bán lẻ Việt: Miền đất hứa

    Thông tin trên báo Tri thức trực tuyến, mổ xẻ nguyên nhân thị trường bán lẻ Việt Nam có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư nước ngoài, TS Lê Huy Khôi nói, nguyên nhân là bởi Việt Nam có dân số đông (trên 91 triệu người), thu nhập bình quân đầu người đạt 1.890 USD năm 2015, dân số đang trong độ cơ cấu dân số vàng (trong đó có tới 60\% là tiêu dùng trẻ), tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng đông…

    Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được nhìn nhận sẽ tăng gấp đôi trong năm 2020, từ 12 triệu người năm 2014 lên 33 triệu người năm 2020. Tỷ lệ chi tiêu tăng, cùng với việc người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để có chất lượng dịch vụ, sản phẩm cao.

    Các chuyên gia khác cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam còn quá nhiều tiềm năng, bởi quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015 đạt 102 tỷ USD (tốc độ tăng trưởng đạt 7,3\% trong giai đoạn 2010-2015), thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chiếm khoảng 25\% tổng mức bán lẻ, nhưng vẫn đạt mức tăng bình quân 12\% trong giai đoạn 2010 - 2015.

    Hơn nữa, theo quy hoạch cả nước đến năm 2020 sẽ có khoảng 1.200 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Dự báo, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ sẽ đạt 11,9\%, quy mô thị trưởng khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45\%.

    Những lý do trên khiến thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang là miền đất hứa và là điểm dừng chân của hàng loạt các nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

    Lối thoát nào cho DN Việt?

    Việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao.

    Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi thị trường của các quốc gia TPP đã bị chính các doanh nghiệp của họ khai thác rất nhiều và khi thị trường trong nước bão hòa, các doanh nghiệp nước họ buộc phải mở rộng thị trường sang các nước khác tiềm năng hơn.

    Nói cách khác, sức ép cạnh tranh của các nhà phân phối nước ngoài đang ngày càng lớn cùng với lộ trình mở cửa lĩnh vực phân phối.

    Để tồn tại được, theo TS Lê Huy Khôi, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu, tận dụng, khai thác có hiệu quả những phân khúc thị trường mà chúng ta có lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài như phát triển loại hình siêu thị chuyên doanh.

    Cùng với đó cần tập trung nghiên cứu và phát triển chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển chuỗi các cửa hàng tiện ích, tiện lợi phục vụ cho từng khu vực dân cư, từng khu vực thị trường.

    “Nếu không có một nền sản xuất nội địa tốt thì không có cơ hội nào để phát triển ngành kinh doanh bán lẻ tốt. Vì thế, cần liên kết chuỗi sản xuất – cung ứng thật chắc chắn ngay ở thị trường nội địa, tạo sự liên kết vùng, liên kết sản xuất – phân phối, phân phối – phân phối, bán buôn – bán lẻ…”, TS Lê Huy Khôi nhấn mạnh.

    Ông Khôi cũng kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như dành vị trí thuận lợi kèm chính sách giá thuê hợp lý, các loại thuế, vốn và lãi suất phù hợp, điều chỉnh cơ chế chính sách thông thoáng…

    Đối với nhà bán lẻ nước ngoài, ông Khôi cho rằng, trong việc giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cần ràng buộc cụ thể với nhà bán lẻ nước ngoài. Doanh nghiệp hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất 3 năm mới được chuyển nhượng và trong trường hợp bán lại cần ưu tiên bán cho Việt Nam.

    TUYẾT MAI (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Lối thoát nào cho DN Việt?

    Vi sao dai gia ngoai bom tien chiem thi truong ban le Viet? hinh anh 2

    Doanh nghiệp Việt đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. 

    Việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao.

    Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi thị trường của các quốc gia TPP đã bị chính các doanh nghiệp của họ khai thác rất nhiều và khi thị trường trong nước bão hòa, các doanh nghiệp nước họ buộc phải mở rộng thị trường sang các nước khác tiềm năng hơn.

    Nói cách khác, sức ép cạnh tranh của các nhà phân phối nước ngoài đang ngày càng lớn cùng với lộ trình mở cửa lĩnh vực phân phối.

    Để tồn tại được, theo TS Lê Huy Khôi, các doanh nghiệp Việt cần nghiên cứu, tận dụng, khai thác có hiệu quả những phân khúc thị trường mà chúng ta có lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài như phát triển loại hình siêu thị chuyên doanh.

    Cùng với đó cần tập trung nghiên cứu và phát triển chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển chuỗi các cửa hàng tiện ích, tiện lợi phục vụ cho từng khu vực dân cư, từng khu vực thị trường.

    “Nếu không có một nền sản xuất nội địa tốt thì không có cơ hội nào để phát triển ngành kinh doanh bán lẻ tốt. Vì thế, cần liên kết chuỗi sản xuất – cung ứng thật chắc chắn ngay ở thị trường nội địa, tạo sự liên kết vùng, liên kết sản xuất – phân phối, phân phối – phân phối, bán buôn – bán lẻ…”, TS Lê Huy Khôi nhấn mạnh.

    Ông Khôi cũng kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như dành vị trí thuận lợi kèm chính sách giá thuê hợp lý, các loại thuế, vốn và lãi suất phù hợp, điều chỉnh cơ chế chính sách thông thoáng…

    Đối với nhà bán lẻ nước ngoài, ông Khôi cho rằng, trong việc giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cần ràng buộc cụ thể với nhà bán lẻ nước ngoài. Doanh nghiệp hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất 3 năm mới được chuyển nhượng và trong trường hợp bán lại cần ưu tiên bán cho Việt Nam.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-truong-ban-le-viet-nam-mien-dat-hua-voi-dai-gia-ngoai-a136438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan