+Aa-
    Zalo

    Thấy mắt mờ, đi khám phát hiện mắc bệnh giang mai ở nơi khó ai ngờ tới

    (ĐS&PL) - Thấy mắt mờ dần đi trong 3 tuần, sau đó thấy nổi đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh giang mai.

    Theo Tạp chí Tri thức, thông tin được bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tại hội nghị khoa học do bệnh viện tổ chức ngày 1/12.

    Nam thanh niên 24 tuổi, ngụ quận Gò Vấp (TP.HCM), có quan hệ đồng giới. Theo chia sẻ của bệnh nhân, khoảng một tuần gần đây, anh có cảm giác chói mắt và đau quanh mắt, sau đó thì không nhìn thấy rõ, kèm theo xuất hiện nốt đỏ ở mặt và thân mình.

    Khi đi khám chuyên khoa mắt, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán viêm màng bồ đào trái, chuyển đến Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Các bác sĩ ở bệnh viện cho chỉ định xét nghiệm và có kết quả huyết thanh học giang mai dương tính.

    Trường hợp thứ hai là người đàn ông 43 tuổi, ngụ Long An, có quan hệ đồng giới và đang điều trị HIV. Khoảng 3 tuần gần đây, người bệnh thấy mắt mờ dần, sau đó bị nổi đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân.

    Người mắc bệnh giang mai mắt bị tổn thương da. Ảnh: ZNews

    Người mắc bệnh giang mai mắt bị tổn thương da. Ảnh: ZNews

    Bệnh nhân đi khám mắt với chẩn đoán viêm màng bồ đào cả 2 mắt, được chuyển đến Bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Tại đây, bệnh nhân có kết quả huyết thanh học dương tính.

    Cả hai bệnh nhân đều được chẩn đoán mắc bệnh giang mai mắt. Bác sĩ chỉ định điều trị theo phác đồ, uống kháng sinh Penicillin G trong 10-14 ngày. Sau 4 tuần điều trị, cả 2 đều cải thiện về thị lực và tổn thương da.

    Viêm màng bồ đào thường gặp nhất trong bệnh giang mai mắt. Có đến 50% ở những bệnh nhân giang mai mắt đồng nhiễm HIV.

    Từ năm 2017 đến nay, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM ghi nhận 5 trường hợp giang mai mắt, trong đó có 3 trường hợp đồng nhiễm HIV, có 4 trường hợp có quan hệ đồng giới nam.

    Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn thông tin cho hay, bệnh giang mai lây lan khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các săng giang mai của người bệnh qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng.

    Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm hoặc qua các vết xước trên da, niêm mạc. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường máu hoặc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

    Bệnh giang mai khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

    Bệnh giang mai khiến cho người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

    Sau khi chữa khỏi, bệnh giang mai sẽ không tự tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tái nhiễm, nếu tiếp xúc với vết loét giang mai của một người khác.

    Ngoài ra, khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể còn tấn công nhanh chóng vào các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là chúng có thể làm tê liệt tủy sống của bệnh nhân, khi đó nguy cơ tử vong là rất cao.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thay-mat-mo-i-kham-phat-hien-mac-benh-giang-mai-o-noi-kho-ai-ngo-toi-a486265.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiêm ngưỡng view check in Mũi Nghê Đà Nẵng

    Chiêm ngưỡng view check in Mũi Nghê Đà Nẵng

    Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn lý do tại sao Mũi Nghê Đà Nẵng là một điểm đến hoàn hảo cho dân mê du lịch và hướng dẫn cách để tận hưởng chuyến đi này.