+Aa-
    Zalo

    Thành lập Tổ công tác xây dựng Ủy ban quản lý 5 triệu tỷ đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo quyết định của Thủ tướng, Tổ công tác này có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng triển khai các công việc phục vụ thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước...

    Theo quyết định của Thủ tướng, Tổ công tác này có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng triển khai các công việc phục vụ thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; nhiệm vụ của Tổ sẽ kết thúc khi hình thành được bộ máy của ủy ban trên.

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 66/QĐ-TTg ngày 13/1/2018 lập Tổ công tác của Thủ tướng thực thi việc thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) - (thường được gọi tắt là "siêu uỷ ban" quản lý 5 triệu tỷ đồng).

    Theo Quyết định, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng Tổ công tác nói trên; tổ phó là ông Nguyễn Hoàng Anh (nguyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng), Chủ tịch của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các tổ viên khác gồm các bộ trưởng, trưởng ngành như: Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

     

    Nhóm giúp việc cho tổ là các thành viên đến từ một số bộ ngành. Ảnh: Dân trí

    Thành viên Tổ công tác gồm các thứ trưởng các bộ, người đứng đầu tập đoàn, doanh nghiệp (DN) như: Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Lê Tiến Châu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và bà Hoàng Thị Ngân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ làm thư ký Tổ công tác.

    Trước đó, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã thống nhất chủ trương thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại điện chủ sở hữu đối với các DNNN. Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy ý kiến về việc thành lập một cơ quan chuyên trách có tên gọi Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

    Dự kiến có 30 “ông lớn” nhà nước nằm dưới sự quản lý của ủy ban này, bao gồm 9 tập đoàn (trừ Tập đoàn Viettel) và 21 tổng công ty nhà nước.

    Cụ thể, những cái tên đáng chú ý dự kiến được đưa vào là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Rượu- Bia - Nước giải khát Sài Gòn...

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-lap-to-cong-tac-xay-dung-uy-ban-quan-ly-5-trieu-ty-dong-a216577.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan