+Aa-
    Zalo

    Thanh Bùi Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của trẻ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Âm nhạc là cách hoàn hảo để nuôi dưỡng và phát triển con người của bé, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các bậc làm cha, làm mẹ họ có muốn con mình đến với âm nhạc.

                      Thanh Bùi Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của trẻ

    (ĐSPL) - Âm nhạc là cách hoàn hảo để nuôi dưỡng và phát triển con người của bé, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các bậc làm cha, làm mẹ họ có muốn con mình đến với âm nhạc hay không - nhạc sỹ Thanh Bùi.
    Chia sẻ của nhạc sỹ Thanh Bùi tại chương trình với chuyên đề “Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của trẻ” diễn ra trong ngày 20-4. Chuyên đề nằm trong chuỗi chương trình nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm sóc gia đình cho các ông bố, bà mẹ của câu lạc bộ Mẹ và Bé, được tổ chức tại tại Học viện Âm nhạc Tâm hồn Soul Academy số 214 – 216 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM.
    Theo nhạc sĩ Thanh Bùi, cảm xúc là một trong những yếu tố hình thành nên tính cách, nhân cách và là nguồn năng lượng sống của mỗi người.Việc khơi dậy tình yêu âm nhạc nơi trẻ không chỉ đơn thuần là hướng các em theo ngành nghề âm nhạc, mà còn tạo cho bé một cơ hội lớn để khám phá bản thân và cảm nhận giá trị, vẻ đẹp của cuộc sống. “Cha mẹ không nhất thiết phải am hiểu về âm nhạc, hay hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc mới có thể cùng con đi qua những thời kì khó khăn đó. Điều quan trọng nhất là khi cho con học bất kỳ một môn năng khiếu nào, đặc biệt là âm nhạc thì ba mẹ cũng nên là một người bạn đồng hành cùng trưởng thành với con cái”. Nhạc sĩ Thanh Bùi nhấn mạnh.
    Nhà văn Trầm Hương cho biết, những ảnh hưởng có lợi mà âm nhạc giúp trẻ em phát triển xúc cảm và kỹ năng xã hội là rất quan trọng. Trước khi trẻ biết nói, âm nhạc cung cấp một hình thức giao tiếp còn quan trọng hơn cả lời nói. Rất lâu trước khi con trẻ biết nói câu “Con yêu mẹ!”, bé đã có khả năng hiểu được sự ấm áp và an toàn trong vòng tay của mẹ, nhìn thấy tình yêu trong mắt mẹ, và được vỗ về bởi những cử động lắc lư của mẹ khi mẹ bé cất lời hát ru. Bằng cách này, âm nhạc cải thiện sự gắn kết giữa mẹ và con và giúp phát triển niềm tin, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển xúc cảm, nhà văn Trầm Hương nói.
    Bước quan trọng ban đầu trong quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ là phải cho trẻ nghe nhạc thật nhiều. Làm tốt bước nghe thì trong quá trình học nhạc sau này, cả trẻ, giáo viên và phụ huynh đều sẽ thấy nhẹ nhàng hơn và cũng dễ đạt được thành công, Ca sĩ Triệu Yên nhấn mạnh.
    Cũng tại chương trình những người tham dự được thưởng thức các tiết mục ca nhạc đặc sắc của các bé đến từ Học viện Âm nhạc Tâm hồn Soul Academy.
    Sự kiện được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách Cha mẹ là giáo viên âm nhạc tốt nhất của con, tổng kết kinh nghiệm hơn 30 năm giáo dục âm nhạc cho trẻ em của tác giả Trịnh Hựu Tuệ, do Công ty sách Quảng Văn và NXB Âm Nhạc ấn hành.
    BÌNH KHÁNH
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-bui-khoi-day-va-nuoi-duong-tinh-yeu-am-nhac-cua-tre-a30003.html
    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    (ĐSPL) NSND Trung Kiên là một trong số ít những nghệ sỹ lớp đầu của dòng nhạc cách mạng. Đã lâu rồi, ông không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn, với lý do tế nhị... nhường sân khấu cho lớp trẻ. Và có lẽ, cũng vì câu hỏi vô tình của học trò đã chạm vào tự ái nghề nghiệp làm đau lòng bậc thầy, người đứng trên sâu khấu là cháy hết mình, hát bằng sức lực của mình, không bao giờ hát nhép.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    (ĐSPL) NSND Trung Kiên là một trong số ít những nghệ sỹ lớp đầu của dòng nhạc cách mạng. Đã lâu rồi, ông không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn, với lý do tế nhị... nhường sân khấu cho lớp trẻ. Và có lẽ, cũng vì câu hỏi vô tình của học trò đã chạm vào tự ái nghề nghiệp làm đau lòng bậc thầy, người đứng trên sâu khấu là cháy hết mình, hát bằng sức lực của mình, không bao giờ hát nhép.