Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Thần dược hỗ trợ điều trị lao phổi có rất nhiều ở Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cây Bình bát (tên khác là Nê, Na xiêm, Na vàng, Na dại) là loại cây mọc hoang, nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe và đời sống, đặc biệt là tác dụng điều trị các bệnh ph

    Cây Bình bát (tên khác là Nê, Na xiêm, Na vàng, Na dại) là loại cây mọc hoang, nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe và đời sống, đặc biệt là tác dụng điều trị các bệnh phổi như Lao phổi, tắc nghẽn phổi, hen suyễn hiệu quả hơn thuốc Tây.

    Cây bình bát được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như na xiêm, nê… có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh). 

    Đây là loại cây mọc hoang, xuất hiện các tỉnh ven biển do đặc tính chống sói mòn và sạt lở đất. Ngoài ra, loài cây này còn có nhiều tác dụng với sức khỏe.

    Cây bình bát có rất nhiều ở Việt Nam
    Thân, lá quả khô cây bình bát nấu nước hoặc sắc điều trị bệnh về phổi, tiểu đường, quả chín để ăn, quả xanh điều bệnh xương khớp, bứu cổ, u nang buồng trứng.

    Theo Đông y trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm axít tại các khớp xương. Đặc biệt, loại cây này còn có thể chữa được bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm.

    Cách dùng bình bát hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi:

    – Chuẩn bị: Thân, lá hoặc quả khô, 2lít nước sạch.

    – Cách làm: Lấy 1 nắm lá thân hoặc lá hoặc quả khô cho vào nấu cùng 2 lít nước sạch. Khi sôi thì đun tiếp tầm 10 phút cho nước nấu lên màu.

    – Cách dùng: Lấy nước nấu bình bát uống thay nước hàng ngày, dùng đều đặn, liên tục tới khi khỏe.
    Chú ý: Những bệnh nhân nặng có thể tăng cường thêm bằng cách nấu một nắm với 1 lít nước, sắc  còn 3 cốc, mỗi lần uống 1 cốc sau bữa ăn 30 phút.

    Chú ý khác:

    Nước tương đối dễ uống, chúng ta có thể điều chỉnh lượng nước hoặc thuốc cho phù hợp khẩu vị nhất.

    - Thuốc nấu xong bỏ đi, nước chỉ uống trong ngày, tránh nấu lại hoặc uốnng sang ngày vì chất lượng thuốc bị thay đổi.

    - Người khỏe, người hết bệnh, người yếu phổi có thể uống nước nấu từ cây bình bát để tăng cường chức năng phổi, giải độc phổi và phòng chống các bệnh về phổi.

    - Nước có vị mát, thơm, thanh nhiệt nên không có tác dụng phụ và có thể kết hợp với thuốc Tây trong điều trị.
    Khi sắc đặc, nước có vị rất đắng, người bị bệnh cố gắng uống sẽ nhanh hồi phục phổi hơn. 

    Thu Hương (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/than-duoc-ho-tro-dieu-tri-lao-phoi-co-rat-nhieu-o-viet-nam-a267682.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan