Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thiên tai xảy ra ngày một bất thường, cực đoan với cường độ mạnh. Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Hằng năm cả nước có gần 20 loại hình thiên tai với trên 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); trên 100 trận lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; 265 trận giông, lốc, sét... Thiên tai đã là chết, mất tích hằng trăm người, tổng thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Để đảm bảo an toàn các công trình thuỷ lợi trước mùa mưa lũ, chủ động ứng phó với các diễn biến thời tiết trong mùa mưa lũ, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đã trực tiếp đi kiểm tra, khảo sát các hồ, đập chứa nước, các tuyến đê xung yếu, các công trình nguy cơ sạt nở,… trên địa bàn tỉnh.
Qua khảo sát, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tăng cường công tác bảo đảm an toàn các hồ, đập chứa nước, sẵn sàng hộ đê phòng chống bão, lũ.
UBND tỉnh Thái Nguyên giao các ngành phối hợp tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp; đề xuất bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng, đảm bảo ứng phó ngay khi có sự cố xảy ra, bảo đảm thực hiện việc xử lý sự cố công trình theo phương châm "4 tại chỗ". Chỉ đạo tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; tiếp thực hiện xử lý dứt điểm vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
“Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra, đánh giá tổng thể hiện trạng an toàn công trình trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để xử lý tránh xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du”, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo.
Đồng thời, tổ chức diễn tập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các huyện, thành phố, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Kiểm tra việc vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát và có giải pháp xử lý hạ du gây ách tắc, không đủ khả năng thoát lũ khi vận hành xả lũ của hồ chứa thủy lợi; đánh giá các nội dung không còn phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình và vùng hạ du đập.
XEM THÊM:
Sắp có cầu vượt đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên hơn 158 tỷ đồng
Thái Nguyên tìm chủ cho khu đô thị hơn 2.636 tỷ đồng
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị vật tư, lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều để khắc phục kịp thời những thiếu sót, tồn tại; tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia xử lý sự cố công trình thủy lợi, đặc biệt là lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.
Nguyễn Lâm