+Aa-
    Zalo

    Thái Bình cần phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị tỉnh Thái Bình cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt, hạ tầng giao thông...

    (ĐSPL) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị tỉnh Thái Bình cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt, hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, lựa chọn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch biển.

    Phó Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Thái Bình tăng cường hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào các ngành lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế; nghiên cứu ban hành chính sách mới nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào làm ăn lâu dài. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững; chú trọng kiểm tra việc hoàn thành và duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới quan tâm đến môi trường, xử lý rác thải, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

    Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu kinh tế với mục tiêu chính là tái cơ cấu và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cùng với đó nâng cao tính tự chủ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

    Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch biển tại Thái Bình.

    Tỉnh Thái Bình cũng cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tiến tới Đại hội XII của Đảng.

    Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của tỉnh Thái Bình tăng 7,66\%, trong đó công nghiệp tăng 11,56\%, nông nghiệp tăng 2,25\%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 17,7\%; xuất khẩu tăng 11,5\%; thu ngân sách nhà nước tăng 12,3\%.

    Tỉnh đã triển khai bài bản, tích cực chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã thực sự là chủ thể, quyết định sự thành công của phong trào xây dựng nông thôn mới (đến nay tỉnh đã có 85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 59 xã đạt 15 - 18 tiêu chí); đã huy động, sử dụng tốt nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia, trong đó vốn của người dân đóng góp đạt 6.660,3 tỷ đồng chiếm trên 40\%; đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn (tỉnh có 143 cánh đồng mẫu với diện tích 6.072 ha) gắn với công nghiệp chế biến. Trên 800 trang trại chăn nuôi và nuôi cá lồng trên sông (trong đó có 69 trang trại quy mô lớn).

    Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao được quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,5\%, giải quyết việc làm tăng 7,5\%; cải cách hành chính tiếp tục được tăng cường, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

    Tuy nhiên, tỉnh Thái Bình vẫn còn một số khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa.

    PV


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thai-binh-can-phat-trien-nganh-kinh-te-mui-nhon-cua-dia-phuong-a110075.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.