+Aa-
    Zalo

    Khám phá tên lửa hành trình cận âm giống Tomahawk của Ấn Độ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ấn Độ ngày 17/10 đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Nirbhay tại bãi thử tích hợp Balasore, bang Odissa.

    (ĐSPL) - Ấn Độ ngày 17/10 đã bắn thử thành công một tên lửa hành trình tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Nirbhay tại bãi thử tích hợp Balasore, bang Odissa.
    Loại tên lửa hành trình vừa được thử nghiệm có thể tấn công mục tiêu ở xa 1.000 km và được DRDO mô tả là "tên lửa hành trình cận âm tầm xa đầu tiên được Ấn Độ tự thiết kế và phát triển”.
    Đây là lần thứ hai tên lửa hành trình Nirbhay được phóng thử nghiệm. Lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 12/3 năm ngoái đã thất bại.
    Khám phá tên lửa hành trình giống Tomahawk của Ấn Độ

    Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa hành trình cận âm thành công.

    "Tên lửa đã thực hiện chuyến bay kéo dài gần 70 phút và di chuyển được quãng đường xa hơn 1.000 km. Toàn bộ nhiệm vụ, từ khi cất cánh cho đến lúc chạm đất đều được thực hiện hoàn hảo theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ đề ra", tuyên bố của DRDO nêu rõ.
    Ông Avinash Chander, Giám đốc DRDO cho biết rằng, tên lửa hành trình Nirbhay đã đạt đến độ sai lệch chỉ 10m, đồng thời ca ngợi rằng, việc phát triển thành công tên lửa hành trình Nirbhay sẽ lấp khoảng trống trong khả năng tấn công của các lực lượng vũ trang Ấn Độ trong tương lai.
    Nirbhay sở hữu những đặc tính khí động học tương tự như hai loại tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Kh-55 của Nga, thân tên lửa hình trụ mỏng và có một bộ cánh gấp - được bung ra điều khiển hành trình bay cho tên lửa. Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Nirbhay có chiều dài 6m, đường kính rộng 0,52m và có một sải cánh rộng 3,2m. Tên lửa có thể phóng trên mọi địa hình, từ đất liền, biển hay thậm chí là từ trên không.
    Khám phá tên lửa hành trình giống Tomahawk của Ấn Độ

    Ấn Độ đã chính thức gia nhập nhóm các quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hành trình cận âm.

    Khi tiến gần đến mục tiêu, tên lửa hoàn toàn có thể thay đổi cách tiếp cận để lao vào mục tiêu từ mọi hướng. Để đạt được thử nghiệm thành công như ngày hôm nay, hơn 200 nhà khoa học Ấn Độ đã phải dày công nghiên cứu trong hơn 3 năm.
    Với việc thử nghiệm thành công tên lửa hành trình cận âm, Ấn Độ sẽ gia nhập nhóm các quốc gia làm chủ công nghệ này bao gồm Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Pakistan. Tên lửa Nirbhay được cho là có thể mang theo một đầu đạn nặng 450kg nổ phân mảnh hoặc một đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, có đương lượng nổ khoảng 12 kT.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kham-pha-ten-lua-hanh-trinh-can-am-giong-tomahawk-cua-an-do-a56108.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan