Trong Tây Du Ký, tác giả Ngô Thừa Ân từng miêu tả Tôn Ngộ Không là thạch hầu sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc, hấp thụ tinh hoa từ đất trời. Ngay từ khi mới ra đời, Ngộ Không đã hơn hẳn những con khỉ khác sinh sống trên Hoa Quả Sơn, bởi vậy, nhân vậy này nhanh chóng trở thành con khỉ đứng đầu tại vùng núi này.
Thời gian đó, Ngộ Không sống tự do tự tại, chưa có lo nghĩ hay thạm vọng "đội trời đạp đất" gì. Tuy nhiên, sau khi trải qua một biết cố, Tôn Ngộ Không đã thay đổi suy nghĩ. Cụ thể, sau những tháng này sống vô lo vô nghĩ, Ngộ Không lần đầu chứng kiến một con khỉ trong bầy già đi rồi cứ thế qua đời.
Khi ấy, thạch hầu trở nên buồn bã vô cùng rồi nghĩ rằng đến một ngày, mình cũng già và chết đi như vậy. Lúc này, dục vọng của Tôn Ngộ Không mới bắt đầu nảy sinh. Thạch hầu quyết định ra ngoài tầm sư học đạo.
Sau thời gian dài lênh đênh vượt biển, lang thang khắp chốn, cuối cùng thạch hầu đã được Bồ Đề Tổ Sư thu nhận, đặt tên là Tôn Ngộ Không. Thời điểm Bổ Tề Tổ Sư đặt tên cho Ngộ Không, tên của nhân vật này cũng bắt đầu xuất hiện trong sổ Sinh Tử ở Địa phủ. Lúc này, số mệnh và tuổi thọ của Tôn Ngộ Không cũng đã được định sẵn.
Sau khi lĩnh hội 72 phép biến hoá Địa sát do sư phụ truyền dạy, vì bản tính cao ngạo thích phô trương, Ngộ Không đã bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi xuống núi, đồng thời cấm nhắc với ai về việc từng bái người làm sư. Theo đó, Ngộ Không lại trở về Hoa Quả Sơn. Vào lúc này, số mệnh của thạch hầu cũng sắp kết thúc.
Trong một đêm, khi đang say giấc, linh hồn của Ngộ Không bất ngờ bị Hắc Bạch-Vô Thường trói và kéo đến Địa phủ. Tại đây, Hầu vương được biết cuộc đời của mình đã kết thúc. Không chịu chấp nhận sự thật này, Ngộ Không đã quậy phá khắp Địa phủ, thậm chí còn kinh động tới cả Diêm Vương, người cai quản nơi này. Không những thế, thạch hầu này còn to gan tới mức "mượn" sổ Sinh Tử để xoá tên mình. Một khi tên không còn trong cuốn số, linh hồn của Ngộ Không cũng không thể bị giam giữ dưới Địa phủ nữa.
Có thể nói, sau khi xoá tên khỏi sổ Sinh Tử, Tôn Ngộ Không cũng tự tạo cho mình một "ngoại lệ", thoát khỏi chu trình sinh - lão - bệnh - tử thông thường mà vạn vật phải trải qua. Cái chết của con khỉ già trong bầy đã có tác động vô cùng lớn tới thạch hầu. Chứng kiến sự sống dần mất đi khiến Ngộ Không giác ngộ lẽ vô thường, quyết chí tìm con đường thoát khỏi luân hồi.
Dù từng làm nhiều chuyện "động trời" nhưng cuối cùng, Tôn Ngộ Không đã hiểu được những điều hay lẽ phải, tu chí hướng thiện và sau hành trình gian nan cùng sư phụ Đường Tăng đi thỉnh kinh, thạch hầu ngày nào đã đắc đạo thành Phật, thân phận cao quý.
Minh Hạnh (T/h)