Mỗi một sinh mệnh khi đến thế gian đều có sứ mệnh của riêng mình và Tôn Ngộ Không - nhân vật nổi danh nhất trong “Tây Du Ký” cũng không ngoại lệ.
Tôn Ngộ Không là nhân vật được yêu mến bậc nhất trong "Tây Du Ký". |
Hẳn khán giả không còn lạ gì Tôn Ngộ Không - con khỉ thần thông và anh hùng nứt ra từ quả trứng đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn trong "Tây Du Ký". Thế nhưng không phải ai cũng biết đằng sau sự xuất hiện của vị Tề Thiên Đại Thánh này còn mang nhiều ý nghĩa.
Mỗi một sinh mệnh khi đến thế gian đều có sứ mệnh của riêng mình và nhân vật nổi danh nhất trong “Tây Du Ký” cũng không ngoại lệ. Sự ra đời của Tôn Ngộ Không ngoại trừ mở ra con đường tu hành của chính bản thân ngoài ra còn đối với Ngọc Hoàng Đại Đế Tôn Ngộ Không liệu có mở ra một kiếp nạn mà ông nhất định phải đương đầu?
Ở Hoa Quả Sơn ngoài Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng còn nhìn thấy một người khác nhưng tại sao lại phải giả vờ như chưa nhìn thấy gì. Đây đều là những tình tiết khiến khán giả tò mò.
Trên đỉnh Hoa Quả Sơn có một tảng đá đã tồn tại hàng triệu năm hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt. Bên trong tảng đá chứa đựng một bào thai tiên. Một hôm tảng đá nứt đôi, sinh ra một quả trứng đá tròn, to gặp gió hóa thành khỉ đá, đủ cả mặt mũi chân tay. Đây chính là sự ra đời của Tôn Ngộ Không.
Có thể nói sự ra đời của Tôn Ngộ Không chính là phương thức nguyên sơ nhất hình thành sinh mệnh trong vũ trụ, đó là linh khí thiên địa thai nghén mà thành. Lai lịch của Tề Thiên Đại Thánh thật sự không hề tầm thường chút nào, ngay đến cả Phật Tổ Như Lai cũng chưa chắc đã biết rõ.
Thế nên sự xuất hiện của Mỹ Hầu Vương ở một tầng không gian thấp ắt sẽ phóng thích một lượng lớn năng lượng sẽ khiến nhân gian chấn động. Có lẽ vì vậy nên ngay từ lúc mới sinh ra, Tôn Ngộ Không đã làm kinh động đến tận Ngọc Hoàng Đại Đế.
Ngọc Hoàng chấn động vì sự xuất hiện của Tôn Ngộ Không. |
Tôn Ngộ Khi vừa sinh ra đã học bò học chạy, lại có hai mắt có thể nhìn thẳng lên cõi trời, thật là một việc lạ làm kinh động đến các vị tiên và Ngọc Hoàng ở điện Linh Tiêu. Dù trong lòng đã có những định liệu nhưng Ngọc Hoàng vẫn phải dùng “thiên lý nhãn” và “thuận phong nhĩ” để đi chứng thực xem rốt cuộc chuyện gì lạ gì đã xảy ra ở Hoa Quả Sơn.
Sau này, Mỹ Hầu Vương bỏ tất cả lên đường đi học đạo tiên với Tu Bồ Đề Tổ Sư ở Tây Ngưu Hóa Châu. Tu Bồ Đề cũng xem như là ân sư đầu tiên của Tôn Ngộ Không và cũng chính ông là nhận ra tài năng cũng bản tính kiêu ngạo của Tôn Ngộ Không sau sẽ gây ra họa lớn nên đã đuổi Tôn Ngộ Không khỏi sư môn. Lẽ nào Ngọc Hoàng thực sự không linh cảm được có điều gì đó sắp xảy tới ư?
Trong 1000 năm, Tôn Ngô Không đã làm náo loạn cả ba giới bởi sức mạnh cường đại cũng như những phép biến hóa thần thông của mình. Nhưng điều đáng nghi ngờ là khi Tôn Ngộ Không lên trời đại náo thiên cung cả Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân và Như Lại dường như đang đợi các vị Phật và các đảng phái khác gia nhập vào sự hỗn độn khi Tôn Ngộ Không đại náo.
Thực ra trong tam giới, Ngọc Hoàng Đại Đế chính là người có quyền uy và mạnh nhất. Trong tiểu thuyết, sự lợi hại của Ngọc Hoàng có thể làm khuynh đảo trời đất còn trong “Tây Du Ký” Ngọc Hoàng là thần của các vị thần, người có sức mạnh độc nhất vô nhị nên mới có thể làm chủ tam giới.
Dù sở hữu nguồn sức mạnh phi thường nhưng những sự việc, con người ngoài tam giới, việc dưới hạ phàm thì ông lại khó có thể can thiệp được. Phải chăng đằng sau Tôn Ngộ Không còn được một thế lực thần bí ngoài tam giới nâng đỡ vì vậy mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung Ngọc Hoàng mới không tiện “ra tay” mà phải nhờ đến Phật Tổ Như Lai?
Hóa ra, khi thiên nhãn của Ngọc Hoàng quét qua Hoa Quả Sơn đã nhìn thấy một người không thuộc tam giới, không phải người ở núi Ngũ Hành Sơn. Năm đó, lúc Tôn Ngộ Không ra đời người này vẫn luôn ở Thủy Liêm Động trông chừng và bảo vệ chờ Tôn Ngộ Không được sinh ra.
Tấm biển đá thể hiện sự tồn tại của Trấn Nguyên Đại Tiên. |
Hành tung của người này đã sớm lộ diện. Nếu để ý tấm biển bằng đá khắc chữ ở Thủy Liêm Động và tấm biển ở Ngũ Quan Trang tại núi Vạn Thọ - một địa điểm dừng chân của thầy trò Đường Tăng trên đường đi lấy kinh. Bạn sẽ thấy hai tấm biển có sự tương đồng cả về ý nghĩa và chữ viết thể hiện rằng là tác phẩm do cùng một người tạo lên. Người này chính là Trấn Nguyên Đại Tiên.
Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài được xem là người tu luyện sớm nhất từ thời khai thiên lập địa Bàn Cổ và được coi là ông tổ của dòng địa tiên ngụ ở mặt đất. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Tử là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Vậy giữa Tôn Ngộ Không và Trấn Nguyên Đại Tiên có sự ràng buộc nào không? Câu trả lời là có. Như ở trên, ngài chính là người bảo vệ, mặt khác ngài cũng được coi là người góp phần tạo nên nền tảng sức mạnh phi thường của Tôn Ngộ Không. Thậm chí, rõ ràng xét vai vế và tu vi thì Tôn Ngộ Không còn kém rất nhiều so với vị đại tiên này nhưng ông chấp nhận kết nghĩa huynh đệ cùng Tôn Ngộ Không. Điều này càng chứng tỏ, mối quan hệ không tầm thường của Trấn Nguyên Đại Tiên và Tề Thiên Đại Thánh.
Mặc dù, Ngọc Hoàng Đại Đế không thể biết tường tận được những điều này song ông cũng sớm nhận ra người mà mình nhìn thấy ở Thủy Liêm Động chính là Trấn Nguyên Đại Tiên. Và cũng chính vì địa vị thân phận vô cùng cao của Trấn Nguyên Đại Tiên mà Ngọc Hoàng cũng phải nhân nhượng 3 phần, không muốn gây rắc rối với vị tổ địa tiên này.
Do đó, vào thời điểm Tôn Ngộ Không ra đời, dù thiên lý nhãn của Ngọc Hoàng nhìn thấy Trấn Nguyên Đại Tiên cũng vờ như chưa thấy. Ngọc Hoàng còn nói với các vị tiên nhân khác rằng Tôn Ngộ Không là sinh linh được tạo ra nhờ hấp thụ nguyên khí của trời đất. Điều này cũng trấn an tinh thần các tiên nhân và ổn định tam giới.
Liệu Ngọc Hoàng có từng hối hận vì quyết định này của mình không thì chúng ta mỗi người có một cách lý giải riêng. Nhưng cũng nhờ có nó mà mới có một vị Tề Thiên Đại Thánh lắm tài nhiều tật nhưng anh dũng, quả cảm vượt qua mọi thử thách đắc đạo thành một vị Phật mang phúc cho chúng sinh.
Tiểu Phong/Theo Sohu