Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ được sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc sau khi hấp thụ tinh hoa của trời đất vạn năm. Bởi vậy, ngay từ khi sinh ra, ngộ tính của hầu tử rất cao nên đã nhanh chóng trở thành kẻ đứng đầu bầy khỉ ở Hoa Quả Sơn.
Sau những năm tháng vô lo vô nghĩ, khi chứng kiến bầy khỉ già trong đàn lần lượt chết đi, Ngộ Không mới giác ngộ lẽ vô thường và quyết chí đi tìm đạo để thoát khỏi luân hồi. Theo đó, hầu tử đã lên đường lênh đênh khắp nơi trong suốt nhiều năm. Cuối cùng, hầu tử đã tìm được Bồ Đề Tổ Sư và bái người làm sư phụ, được đặt tên Tôn Ngộ Không.
Trong thời gian đầu, Bồ Đề Tổ Sư chưa dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không ngay mà để hầu tử tu luyện và làm nhiều công việc khác như đốn củi, gánh nước, quét sân… giống bao đồ đệ khác muốn học đạo. Theo đó, phải mất 7 năm, Bồ Đề Tổ Sư mới quyết định dạy 72 phép biến hoá cho Tôn Ngộ Không.
Giải thích về việc này, tác giả Ngô Thừa Ân cho biết tu luyện đạo sĩ thì việc đốn củi, gánh nước, quét sân… là việc cần thiết. Thông qua công việc này có thể tu dưỡng tâm tính, học cách nhẫn nại, không được dễ dàng để cảm xúc lấn át suy nghĩ của bản thân.
Vì vậy, dù biết Tôn Ngộ Không chỉ muốn học thuật trường sinh nhưng Bồ Đề Tổ Sư không vội dạy phép thuật ngay mà cho hầu tử tu luyện như bao người khác, ngày ngày phải đốn củi, gánh nước, quét sân… để thử lòng kiên trì của Tôn Ngộ Không đợi đến thời điểm thích hợp mới truyền phép.
Sau này, khi đã lĩnh hội được 72 phép biến hoá thần thông và phép cân đẩu vân lợi hại, vì kiêu ngạo nên Tôn Ngộ Không đã bị Bồ Đề Tổ Sư đuổi khỏi sư môn. Ít lâu sau đó, Tôn Ngộ Không đã làm nên nhiều chuyện đồng trời từ làm loạn Địa phủ tới đại náo Thiên cung, tiếng tăm vang khắp Tam giới và bị trừng phạt, giam giữ ở chân Ngũ Hành Sơn trong hơn 500 năm. Nhưng cũng nhờ vậy, Ngộ Không đã có hội được đi tu luyện cùng Đường Tăng, trải qua 81 kiếp nạn và được sắc phong làm Đấu Chiến thắng Phật.
Minh Hạnh(T/h)